Cách đây 2 tháng, trong bối cảnh Iran kỷ niệm Cách mạng Hồi giáo năm 1979, một tên lửa của Iran đã rời bệ phóng quân sự và đặt một vệ tinh quan sát Trái đất vào quỹ đạo. Bộ Ngoại giao Mỹ đã "làu bàu" về thứ có thể gắn vào tên lửa, song đó chưa là gì.


(Ảnh minh họa)

Hiện giờ, tới lượt Triều Tiên. Trong khi chuẩn bị phóng rocket để chào mừng 100 năm ngày sinh nhà sáng lập đất nước Kim Nhật Thành, Bình Nhưỡng cũng tuyên bố trước toàn thế giới rằng mục tiêu của nước này là đưa một vệ tinh vào quỹ đạo. Nước này hứa dành những hàng ghế đầu cho các quan sát viên quốc tế tại cơ sở phóng mới xây dựng của họ, giống như những gì Iran làm hồi tháng 2 vừa qua.

Tuy nhiên, sự lên án của quốc tế với Triều Tiên về kế hoạch phóng vệ tinh của nước này - giữa tháng 4, mạnh hơn hẳn so với Iran, Mỹ dọa sẽ ngừng thỏa thuận viện trợ lương thực nếu rocket được phóng. Tokyo và Seoul cũng thề sẽ bắn hạ rocket của Triều Tiên nếu xâm phạm lãnh thổ. Nga và Trung Quốc - hai quốc gia có quan hệ lâu dài với Triều Tiên, đã kêu gọi nước này xem xét lại kế hoạch phóng.

Dù cộng đồng quốc tế đều lo ngại về vụ phóng vệ tinh của hai nước, vốn đòi hỏi công nghệ cần thiết để phóng vệ tinh, thì những nỗ lực của Bình Nhưỡng lại bị coi là mối đe dọa lớn hơn, một phần bởi vì Triều Tiên luôn được cho là có khả năng sản xuất vũ khí hạt nhân.

Các chuyên gia cũng nghi ngờ tuyên bố của Triều Tiên hơn so với tuyên bố của Iran về việc sẽ phóng vệ tinh cho sứ mệnh khoa học. Triều Tiên không có gì để trưng ra trong suốt 15 năm nỗ lực phóng vệ tinh trong khi Iran đã 3 lần phóng vệ tinh thành công.

Trong khi hai nước Iran và Triều Tiên, đều có lịch sử lâu dài về việc hợp tác phát triển tên lửa tầm xa, dường đều xé các trang của cùng một cuốn sách thì các chuyên gia nhận định rằng kế hoạch phóng của Triều Tiên đặc biệt táo bạo.

"Họ có chủ đích" James Moltz, giáo sư trường dành cho các nghiên cứu sinh của hải quân Mỹ tại Monterey, California nói. Moltz cho rằng, các vụ phóng nhấn mạnh việc Iran và Triều Tiên, đều bị cộng đồng quốc tế cô lập, "đang gắng sức phát triển năng lực quân sự, thứ mà không ai muốn họ làm như vậy".

Theo nhận định của các chuyên gia, với Iran, tên lửa tầm xa được coi là nhân tố then chốt giữ cho Israel khỏi xâm hại nước này. Triều Tiên lại muốn đó là mối đe dọa có thể chống lại Mỹ. Không gì có thể thực hiện lời đe dọa tốt hơn là làm dấy lên lo ngại rằng Triều Tiên có thể gắn vũ khí hạt nhân lên đầu một tên lửa đạn đạo liên lục địa dù nước này được cho là chưa có khả năng sản xuất một vũ khí đủ nhỏ để lắp lên đầu tên lửa.

Phát triển tên lửa là một trò chơi khéo léo của cả hai nước. Triều Tiên hiện đang chịu sức ép nặng nề của Liên Hợp Quốc nhằm ngăn nước này thử tên lửa đạn đạo. Trong khi đó, lệnh trừng phạt với Iran là nhằm ngăn các quốc gia khác bán công nghệ liên quan tới tên lửa cho quốc gia này.

Dù là như vậy, việc phóng vệ tinh sẽ giúp cả hai nước đạt các mục tiêu quân sự, dù ở những mức độ thành công khác nhau. Triều Tiên lần đầu tiên thử phóng vệ tinh vào năm 1998, tiếp đó, tới năm 2006 và 2009, họ lại tiếp tục thử. Tuy nhiên, theo các nhà quan sát quốc tế, không có lần thử nào thành công.

Iran đã phóng vệ tinh đầu tiên trên một tên lửa do chính nước này sản xuất vào năm 2009 và phóng tiếp lần hai vào tháng 6 năm ngoái. Hồi tháng 2, Iran đã phóng thành công vệ tinh Navid vào quỹ đạo bằng một thiết bị phóng tên là Safir.

Tuy nhiên, với Triều Tiên và Iran, chơi với lá bài vệ tinh có hai lợi thế. Vụ phóng sẽ làm dầy thêm dữ liệu cho các chương trình quân sự đồng thời làm tăng niềm tự hào quốc gia. Iran và Triều Tiên tuyên bố, việc phóng vệ tinh của hai nước là nhằm mục đích hòa bình và họ có toàn quyền với chương trình vũ trụ.

  • Hoài Linh (Theo ABC, AP)