Khả năng về một cuộc tấn công chống Iran đã nêu bật cuộc chạy đua vũ trang
mới nhất: Mỹ cố chế tạo một vũ khí phá hầm ngầm mới trong khi Iran đang giấu các
phòng thí nghiệm hạt nhân xuống lòng đất sâu để tránh bom của Mỹ hoặc Israel.
Nhật triển khai tên lửa phòng thủ ở Tokyo
Ngắm công chúa trong cổ tích bước ra đời thực
Sự thật về "trai nhảy"
Bên trong một cơ sở hạt nhân của Iran
Mỹ và Iran đã dính vào một cuộc khẩu chiến liên quan tới khả năng quân sự của mỗi bên trong vài tuần qua. Tuy nhiên, nếu chiến tranh thực sự nổ ra, nó sẽ không phải là cuộc chiến giữa bom của Mỹ và bom của Iran mà nó là bom Mỹ đọ với boongke của Iran.
Mạng lưới các cơ sở hạt nhân của Iran, một số cơ sở nằm sâu dưới đất, sẽ là những mục tiêu hàng đầu của một cuộc tấn công do Mỹ hoặc Israel phát động nhằm phá hủy chương trình được cho là vũ khí bí mật của Iran. Khi những từ ngữ mạnh dần, Mỹ đã đề cập tới năng lực quân sự. Hiện chưa rõ bom Mỹ hay bom của Israel thực sự có thể xuyên thủng hoặc phá hủy hầm ngầm của Iran hay không.
Quả bom được đề cập gần đây nhất như thứ siêu vũ khí mới nhất của Lầu Năm Góc chính là Bom xuyên phá siêu khủng (MOP) GBU-57, quả bom nặng gần 12.000 kg được thiết kế để xuyên thủng hàng chục mét bê tông. Phát biểu tại một cuộc họp báo, thiếu tướng Herbert Carlisle, phó tham mưu trưởng không quân Mỹ gọi đó là siêu vũ khí và nhấn mạnh nó là "một phần trong khó vũ khí của chúng ta".
Tuy nhiên, MOP - có thể thả từ máy bay ném bom B-2, hiện vẫn trong giai đoạn thử nghiệm và chỉ có thể đưa vào sử dụng đâu đó trong năm nay. Cho tới khi MOP có thể dùng được thì bom phá boongke lớn nhất trong kho vũ khí của Mỹ vẫn là loại nhỏ hơn. Nó gồm loại GBU-28, bom phá hầm ngầm điều hướng bằng laser mà Mỹ phát triển từ cách đây hai thập niên nhằm phá hủy hoàn toàn các hầm ngầm ở Iraq trong Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất.
Trong khi đó, đài truyền hình Press TV của Iran lại đưa bản tin rằng Iran hiện đang chế tạo bê tông siêu chịu lực có thể bảo vệ các cơ sở hạt nhân Iran khỏi bom phá hầm ngầm của Mỹ. "Trên thực tế, các nhà khoa học Iran rất giỏi trong việc trộn ra loại bê tông cứng, một phần do có quá nhiều trận động đất tấn công nước này. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào như vậy, nếu Iran có loại siêu bê tông thì nó sẽ được dùng để bảo vệ bất cứ một hoạt động hạt nhân nào của nước này", các chuyên gia và nhà quan sát nhận định.
Dù là như vậy, Lầu Năm Góc vẫn lo lắng về cái mà họ gọi là Các mục tiêu bị giấu kín và chôn sâu vì nhiều lý do. Cơ sở Fordow của Iran là một ví dụ, nơi đây được cho là nằm sâu hơn 80m dưới lòng đất và là một phần của chiến lược có bàn tính nhằm phân chia năng lực hạt nhân của Iran và khiến nó khó bị phá hủy hơn. Theo tờ The Economist, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta nói, MOP cần được nâng cấp để phá hủy hầm ngầm sâu nhất của Iran.
Ngoài MOP, Lầu Năm Góc cũng đang nghiên cứu và phát triển các vũ khí, công nghệ khác nhằm phá các hầm ngầm và một ngành mới đã ra đời để chế tạo những vũ khí mới. Ví dụ, năm ngoái, công ty quốc phòng ATK đã thắng một hợp đồng quân sự để tạo ra công nghệ gọi là Kíp cảm ứng chống mục tiêu cứng, vốn được dùng để lập trình một đầu đạn, giúp nó phát nổ đúng thời gian đã định. Kíp nổ này có thể trì hoãn thời gian nổ và chỉ nổ sau khi đã xuyên qua nhiều lớp bê tông. Nó còn có chức năng cảm ứng, cho phép biết được bom đã xuyên mặt đất và vào hầm ngầm mục tiêu hay chưa để không phát nổ quá sớm.
Cuối cùng, bế tắc ở Iran đã tạo ra những vấn đề khác mà bất cứ nước nào đang định tấn công Iran phải cân nhắc, bên cạnh các hầm ngầm và độ sâu của hầm ngầm. Một số cơ sở hạt nhân của Iran nằm gần khu vực dân cư, khiến các cuộc không kích trở nên khó khăn và gây nguy hiểm cho dân thường vì không kích sẽ khiến vật liệu phóng xạ lan tỏa vào không khí.
- Hoài Linh (Theo PM Technology)