Ngay sau khi rời bệ phóng khoảng một phút, tên lửa của Triều Tiên đã phát nổ và rơi vỡ trên mặt biển của Hàn Quốc.


Tên lửa của Triều Tiên đã phóng không thành công

Các quan chức Hàn Quốc và Nhật Bản cho biết độ cao của tên lửa khi phát nổ là khoảng 120 km. Việc tách giữa giai đoạn I và giai đoạn II của tên lửa không thành công, khiến cho vệ tinh rơi xuống biển.

Theo nguồn tin của tờ Phượng Hoàng (Hồng Kông), tên lửa này có cùng công nghệ phát triển với tên lửa tầm xa DF-2 DF-4 của Trung Quốc, và giống tên lửa CZ-1.

Tuy nhiên, từ dòng DF2 đến trung gian DF-4, có một công nghệ mới vô cùng quan trọng là DF-3 (giai đoạn đầu của DF-4). Tuy nhiên, theo tờ báo này thì phía Triều Tiên đã thiếu mất mẫu này.

Vấn đề là, hỏa tiễn và hiệu lực của động cơ này rất quan trọng, và giai đoạn này không thể bỏ qua.

Theo các bài báo đăng trên tờ Khoa học Công nghệ Quốc phòng Quốc gia của Bắc Kinh (số tháng 12/1966-1/1967), trong lần thứ nghiệm thứ ba (trong số 4 lần thử bay), có một vấn đề bất ngờ xảy ra trong động cơ đẩy, khiến cho quá trình phóng tên lửa thất bại.

Các nhà nghiên cứu đã tìm cách khắc phục vấn đề này. Sau hai năm, ba cuộc thử nghiệm tên lửa cùng loại đã có thể thực thi ít nhất bảy nhiệm vụ.

Động cơ trong hệ thống mới cần được giải quyết bằng DF-3 (đây là một trong những công nghệ cốt lõi trong hỏa tiễn).

Việc lắp đặt một hỏa tiễn trên nền tảng của DF-3 song song với DF-4 giúp cho việc vận hành trơn tru hơn.

Tuy nhiên, phía Triều Tiên mới chỉ có 3 lần phóng thử tên lửa tầm xa loại Taepodong-2.

Lần thứ nhất là vào tháng 7/2006, tên lửa Taepodong-2 được phóng lên nhưng chỉ 40 giây sau thì thất bại.

Lần thứ hai là vào tháng 4/2009, tên lửa thành công ở giai đoạn hai nhưng bị thất bại khi tách sang giai đoạn ba, rơi xuống bắc Thái Bình Dương.

Lần phóng tên lửa thứ ba này của Triều Tiên cũng không thành công ngay ở thời điểm phân tách giai đoạn một và hai, và phát nổ sau khi rời bệ phóng 81 giây.

Trong khi đó, các chuyên gia của Nhật cho rằng nguyên nhân của việc phóng tên lửa không thành công có thể là do giai đoạn hai của tên lửa do Liên Xô xây dựng đã quá cũ.

Nhà bình luận quân sự của Nhật là Akimoto nói: "Theo nhiều nguồn tin, các điều kiện của tên lửa giai đoạn một tương đối trơn tru, nhưng một phần của vấn đề có thể là giữa lúc tách giai đoạn một và hai; chúng ta phải nghiên cứu kỹ cấu trúc của tên lửa Taepodong-2. Giai đoạn một của tên lửa được chế tạo từ cơ sở của tên lửa Rodong do Triều Tiên phát triển.

Nhưng giai đoạn hai của tên lửa lại do Liên Xô cũ chế tạo, có tên là SSN6 lại là loại tên lửa phóng từ tàu ngầm và đã rất cũ. Chúng tôi muốn tìm hiểu về giai đoạn hai của tên lửa, tập trung nghiên cứu về hoạt động của chúng để tìm ra nguyên nhân của việc phóng không thành công".

  • Lê Thu (tổng hợp)