Iran giờ đây có cơ hội để cân nhắc tới việc trỗi dậy trong khu vực với tư cách là một cường quốc chứ không đơn thuần là theo đuổi các biện pháp để bảo vệ chế độ của nhà nước.

Người Iran hiểu rõ rằng tâm trạng của các cường quốc toàn cầu thay đổi rất khó lường, mà Mỹ là khó đoán nhất. Do đó, họ hiểu rằng khi họ càng tỏ ra hung hăng, thì càng nhiều khả năng Mỹ sẽ kiềm chế Iran.

Trong khi đó, Mỹ thậm chí vẫn có thể làm việc này cho dù Iran án binh bất động. Theo đó, Iran sẽ tìm kiếm một chiến lược có thể gắn chắc tầm ảnh hưởng trong khu vực trong khi không cần phải chọc tức Mỹ.

Bất kỳ ai từng học tại Mỹ đều hiểu nỗi lo ngại của họ về vũ khí hạt nhân. Trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ phải sống trong nỗi ám ảnh lo sợ Liên Xô tấn công trước. Nhưng chính quyền Bush lại lấy cớ về một Iraq có thể sở hữu vũ khí hạt nhân để gom sự đồng tình và ủng hộ trong nước cho việc xâm lược Iraq. Khi mà Liên Xô và Trung Quốc sở hữu vũ khí hạt nhân, phản ứng của Mỹ gần như là hoảng loạn. Cùng lúc đó, Mỹ trở nên thận trọng hơn trong cách tiếp cận với các quốc gia này.

Nhìn từ Triều Tiên, Iran tìm thấy một mô hình để họ có thể tận dụng ưu thế. Khi Triều Tiên tiến hành chương trình hạt nhân, Mỹ lập tức tập trung vào quốc gia này, nhưng cũng hết sức thận trọng trong cách hành xử. Các hoạt động ngoại giao tới tấp và viện trợ lương thực liên hồi để có thể hạn chế chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.


Còn trong quan điểm của Triều Tiên, vấn đề không nằm ở chỗ sở hữu vũ khí hạt nhân, bởi Triều Tiên không phải là các cường quốc lớn như Nga hay Trung Quốc, và chỉ một sai sót trong đường đi nước bước của Triều Tiên có thể chỉ khiến Mỹ hung hăng hơn. Thay vào đó, việc phát triển vũ khí hạt nhân chủ yếu là để nâng tầm quan trọng cho bản thân Triều Tiên, trong khi vẫn khiến Mỹ phải vắt óc tìm ra sáng kiến hoặc đưa ra thêm các lệnh trừng phạt kinh tế gần như vô ích (và như vậy, sẽ tránh thêm các nguy cơ hành động quân sự nguy hiểm).

Giải mã chiến lược lịch sử ‘ma mị’ của Iran
Cho dù Iran luôn trong thế phòng thủ trong khu vực, chọn phương án đối đầu với Mỹ nhưng bằng một sự 'ma mị' nào đó, Iran vẫn có thể 'xoay' Mỹ vì lợi ích của mình.
 

Triều Tiên trở thành một nỗi nhức nhối trong đầu người Mỹ, trong khi đó, Washington vẫn phải tránh các hành động có thể khiến cho bán đảo Triều Tiên bất ổn, và tránh lỡ tay đụng vào kho súng ống luôn trong tư thế sẵn sàng của Bình Nhưỡng.

Còn từ góc độ của Iran, một chương trình hạt nhân có thể khiến cho Mỹ phải thận trọng hơn trong cách hành xử với Tehran. Hiện tại, Mỹ đang dẫn đầu một nhóm các quốc gia với mức độ hào hứng khác nhau trong việc áp đặt lệnh trừng phạt có thể khiến Iran thiệt hại về kinh tế, nhưng lại giúp cho Mỹ có cớ để không phải tiến hành biện pháp quân sự - điều mà Iran thật sự lo ngại, nhưng cũng là việc Mỹ chẳng hề muốn làm.

Tuy nhiên, Israel lại có ý nghĩ khác hẳn. Trong khi chương trình vũ khí (nếu có) của Iran có thể không gây nguy hại gì cho Mỹ, thì nó lại thật sự đe dọa Israel. Vấn đề của Israel chỉ là họ phải tin tưởng thông tin tình báo của họ về mức độ phát triển vũ khí của Iran đến đâu. Nếu thông tin tình báo về vũ khí hạt nhân của Iran là thiếu chính xác, Mỹ cũng không hề hấn gì lắm, nhưng Israel thì không. Không có thông tin rõ ràng khiến cho Israel không thể phán đoán được tương lai. Nhưng về phía Iran thì một cuộc tấn công của Israel có khi lại là điều đang được chờ đợi.

Iran không có vũ khí hạt nhân và có thể đi theo chiến lược của Triều Tiên là không phát triển vũ khí dùng để chuyển giao. Nhưng nếu họ làm vậy, và Israel tấn công, phát hủy họ thì họ cũng vẫn giống như trước khi có vũ khí hạt nhân. Còn nếu như Israel tấn công và không thể hủy diệt Iran, thì Iran sẽ trỗi dậy mạnh mẽ hơn. Iran có thể trả đòn bằng cách hành động ở eo biển Hormuz. Mỹ rốt cuộc là người đảm bảo cho dòng vận tải dầu lửa toàn cầu đường thủy có thể sẽ lôi kéo Iran vào hành động quân sự. Hoặc họ cũng có thể tiến hành đàm phán với Iran để khơi thông bế tắc.

Một cuộc tấn công từ phía Israel, dù là thắng hay bại thì đều chỉ tổ khiến cho Iran hành động và đe dọa nền kinh tế toàn cầu, và Israel tự biến mình thành ‘côn đồ’. Mà rồi, hệ quả của việc này là Mỹ sẽ bị các cường quốc Âu – Á buộc phải đảm bảo dòng dầu được lưu thông cùng với các nhượng bộ về ngoại giao chứ không phải là hành động quân sự.

Một cuộc tấn công từ phía Israel, dù là bại hay thắng, cũng chẳng hề hấn gì nhiều tới Iran đồng thời lại tạo cho Tehran các cơ hội thật sự. Theo nhiều người, thì cái Iran cần không hẳn là một thứ vũ khí, mà chỉ là một chương trình nhưng một khi Israel tấn công vào chương trình đó thì nó lại thỏa mãn được lợi ích của Iran.

Phương án hạt nhân rơi vào hạng mục thao túng các cường quốc khu vực và toàn cầu của Iran. Nhưng mặt khác, một sự kiện quan trọng hơn nữa lại đang hình thành nên ở Syria.

  • Lê Thu (Theo Stratfor)