Phi công lái SSJ-100 đã hạ xuống độ cao không an toàn, nhân chứng cho biết máy bay bay thấp hơn và đâm vào sườn núi Salak, chứ không phải do rơi khi đang bay. Trong một diễn biến mới nhất, lực lượng cứu hộ Indonesia đã nhìn thấy xác những nạn nhân xấu số.

TIN BÀI LIÊN QUAN

Hồ sơ chiếc siêu cơ Nga gặp nạn
Tìm thấy xác siêu máy bay Nga

Máy bay tối tân Sukhoi của Nga đột ngột mất tích

Những thảm họa hàng không thảm khốc nhất

Hình ảnh cuối cùng về chiếc Sukhoi gặp nạn

 
Sườn dốc nơi SSJ-100 va phải

Chuyên gia tư vấn hàng không Gerry Soejatman cho biết: "Đỉnh Salak có sườn núi rất dốc".

Trên tờ Jakarta Globe, ông Soejatman cho rằng "Đó là nơi không được khuyến khích để trình diễn - Còn nếu để trình diễn, tôi có gợi ý là khu vực Indramayu [Tây Java] và Krakatau. Nhưng giờ đây rất khó vì bay trong khu vực đó rất dễ gặp ách tắc ở sân bay Soekarno Hatta".

Trước kia, ông Gerry Soejatman thường bay tới khu vực đỉnh Salak và Gede để thăm dò đường bay. Ông nói rằng các phi công người Nga được cho là không thông thạo địa hình bay ở Indonesia. Và đáng ra, họ phải đặc biệt cẩn thận khi xem xét lộ trình bay quanh khu vực nhiều núi như ở Java.

Các đỉnh Salak cách Jakarta 100km về phía nam. Chuyên gia này cho rằng khu vực này không thích hợp và không an toàn cho việc trình diễn bay lượn. 

Về vụ tai nạn thảm khốc hôm qua của chiếc máy bay phản lực siêu âm SSJ-100, Soejatman cho rằng chiếc máy bay đáng ra phải bay trên độ cao 3.353m để đảm bảo một khoảng cách an toàn với đỉnh Salak, vì đỉnh này cao tới 2.211m.

Trong khi theo thông tin từ trạm kiểm soát không lưu, các phi công đã xin phép hạ độ cao xuống còn 1.829m trước khi máy  bay mất tín hiệu.

"Từ những gì mà tôi được biết, phi công đã yêu cầu xuống độ cao 1829m. Có thể họ có yêu cầu như vậy vì họ không quen với thời tiết, hoặc không lo ngại gì về thời tiết ở khu vực này" - Soejatman nói.

Bên cạnh đó, Soejatman cũng nói thêm về đặc điểm thời thời tiết trong ngày tại Indonesia mà phi công phải coi đó là quan trọng.

"Buổi sáng, bầu trời quang đãng nhưng có thể có sương mù. Cuối buổi sáng thì trời trong, nhưng thi thoảng có mây. Sau trưa thì bầu trời thay đổi nhanh chậm tùy theo lượng mây nhiều hay ít. Mây sẽ không ảnh hưởng gì nếu như bay trên độ cao 6000m.

Bức hình chụp từ hiện trường mảnh vỡ máy bay cho thấy đỉnh Salak có độ dốc gần như thẳng đứng.

Soejatman nghi ngờ rằng chiếc SSJ-100 có thể đã va vào vách núi.

"Nếu như bức hình tôi nhìn là đúng, thì chiếc máy bay này không bị rơi. Nó đã va phải vách núi. Do đó, máy bay không hề bị rơi từ trên trời".

Theo mô tả đường bay của SSJ-100 trước khi mất tích, chiếc máy bay đã bay ở độ cao 3048m. Sau đó, phi công xin phép hạ độ cao xuống còn 1829 (thấp hơn cả đỉnh Salak vốn cao hơn 2000m). Sau đó thì mất tín hiệu máy bay trên màn hình rađa

Hãng tin RIA cho biết phi công lái máy bay gặp nạn là Alexander Yablontsev, 57 tuổi và là người nhiều kinh nghiệm.

Theo mô tả đường bay của SSJ-100 trước khi mất tích, chiếc máy bay đã bay ở độ cao 3048m. Sau đó, phi công xin phép hạ độ cao xuống còn 1829 (thấp hơn cả đỉnh Salak vốn cao hơn 2000m).

Sau khi nhận được sự đồng ý của đài kiểm soát không lưu, máy bay chuyển hướng sang phải rồi bắt đầu hạ độ cao. Nhưng ngay sau đó thì trên màn hình rađa không còn tín hiệu của máy bay.

Juanda - một người đàn ông trong làng gần khu vực máy bay gặp nạn cho biết khi ông đang cho gà ăn thì nghe thấy một tiếng nổ ầm ầm trên trời.

"Tôi nhìn lên thì thấy một chiếc máy bay khổng lồ màu trắng bay loạng choạng ngay sát và thấp hơn đỉnh núi. Nó vẫn ở phía trên các khu rừng nhưng lao sang trái rồi sang phải, sau đó thì biến mất" - Juanda kể lại từ quận Tenjolaya, gần đỉnh Salak.

"Tôi nghe thấy âm thanh như pháo nổ, nhưng lại không thể nhìn thấy gì nữa" - Juanda kể.

 Trong khi đó, với 6 vụ tai nạn hàng không từng diễn ra gần đỉnh Salak, nơi chiếc SSJ-100 gặp nạn đã bị coi là 'tử địa hàng không'.

Vụ tai nạn gần đây nhất đã khiến 3 người thiệt mạng ở phía tây bắc đỉnh Salak.

Một phần nguyên nhân của các vụ tai nạn thảm khốc tại đây là do không khí nhiễu động, thời tiết trong khu vực không ổn định và đây là nơi có địa hình đồi núi hiểm trở.

  • Lê Thu (tổng hợp)