Chiếc máy bay phản lực siêu âm Sukhoi Superjet 100 của Nga gặp nạn hồi tháng 5 vừa qua tại Indonesia chỉ có duy nhất một chiếc đèn báo hiệu khẩn cấp.


Chiếc Sukhoi Superjet 100 gặp nạn
Trong khi đó, theo quy định bay quốc tế, máy bay phải được trang bị hai đèn hiệu. Thông tin này do người đứng đầu công ty viễn thông nhà nước của Nga cho biết.

"Theo các quy định quóc tế cho máy bay chở khách, các máy bay phải có hai đèn hiệu báo khẩn cấp Cospas-Sarsat" - Andrei Kuropyatnikov, Tổng giám đốc của hãng Morsvyazsputnik nói.

Đèn hiệu mà ông Morsvyazsputnik nói đến ở đây là một hệ thống cảnh báo nguy hiểm dựa trên vệ tinh quốc tế để giám sát các tín hiệu truyền đi khẩn cấp trên khắp thế giới.

Tuy nhiên, ông Morsvyazsputnik nói rằng chiếc máy bay SSJ 100 của Nga chỉ là phiên bản thử nghiệm, nên đó là lý do tại sao máy bay chỉ được trang bị một chiếc đèn hiệu khẩn cấp.

Hệ thống này đã không thể cảnh báo đúng lúc cho phi hành đoàn "vì máy bay đâm vào núi chỉ 8 giây sau khi hệ thống được kích hoạt, trong khi theo quy định quốc tế, dữ liệu có thể được phát đi trong vòng 40 giây" - ông Morsvyazsputnik nói thêm.

Chiếc máy bay đã có buổi bay trình diễn cho các khách hàng tiềm năng hôm 9/5 vừa qua tại Jakarta, Indonesia. Tuy nhiên sau đó máy bay mất tín hiệu và đâm vào đỉnh Salak. 45 người trên máy bay đều tử nạn.

Các quan chức Indonesia và Nga cho biết chiếc máy bay gặp nạn không hề có vấn đề gì về mặt kỹ thuật, nhưng hiện giờ vẫn chưa thể kết luận tai nạn là do lỗi của con người hoặc phi công.

Hai hộp đen của máy bay là bộ ghi âm phòng lái và ghi dữ liệu bay đã được tìm thấy vài ngày sau khi máy bay gặp nạn. Việc giải mã và tìm hiểu nguyên nhân gặp nạn của Sukhoi Superjet 100 có thể kéo dài trong 1 năm.

  • Lê Thu (theo RIA)