Gần 70 năm đã trôi qua kể từ khi Mỹ đánh dấu sự khởi đầu của thời đại nguyên tử và do mối đe dọa của vũ khí hạt nhân vẫn tồn tại, tàn dư của Dự án Manhattan vẫn hiển hiện khắp các bang của nước này.
Sở thích của người giàu tạo ra chợ đen hàng tỷ đô
Những bức hình tư liệu lạ thường về các khu vực ảm đạm, hiện bị bỏ hoang - nơi mà vào thời điểm từ năm 1939 tới 1954 các nhà khoa học hàng đầu Mỹ đã phát triển "The Gadget" như mật mã mà nó được đặt trong suốt quá trình phát triển, cũng như các chất nổ được dùng trong các vũ khí phát nổ ở Hiroshima và Nagasaki, Nhật.
Dự án Manhattan được khởi động khi Albert Einstein viết thư cho Tổng thống thời điểm đó là Franklin D.Roosevelt để thông báo với nhà lãnh đạo này rằng Đức Quốc xã đang tích cực hướng tới một thứ vũ khí tương tự để chấm dứt cuộc chơi. Chính phủ Mỹ gần như ngay lập tức xúc tiến nghiên cứu để phát triển một quả bom nguyên tử.
Sau 6 năm, vào lúc 5h29 sáng ngày 17/6/1945, quả bom nguyên tử đầu tiên phát nổ trong ngọn lửa trắng trải dài từ lòng chảo của núi Jemez ở bắc New Mexico tới tận bầu trời vẫn còn tối. Khi quả cầu lửa màu cam bắn lên trời trước khi tạo thành đám mây phóng xạ hình nấm, ý định tốt đẹp của chính phủ Mỹ đã khai sinh cho một thực tế gớm guốc mà tới giờ vẫn còn treo lơ lửng trên đầu nhân loại
Bảng điều khiển lò phản ứng B - nguồn gốc quả bom plutonium Nagasaki, khu bảo tồn hạt nhân Hanford, Washington.
Lò phản ứng hạt nhân B ở Hanford năm 1944
Mặt trước của lò phản ứng B
Khu vực nước làm mát lò phản ứng B
Khu K-31 tại nhà máy làm giàu uranium Oak Ridge, Tennessee 1951
Hầm plutonium ở núi Gable, khu Hanford, Washington 1944
- Hoài Linh (Theo DailyMail)