Liên quan tới vụ khủng hoảng tên lửa tại Cuba, điều gây choáng váng là những người Nga cũng không hề công bố bí mật này sớm hơn. Nếu như thông tin Mỹ rút tên lửa Jupiter được rò rỉ đúng lúc thì sẽ có lợi cho Moscow ở hai khía cạnh.

Tên lửa đạn đạo tầm trung Jupiter mà Hoa Kỳ bí mật đồng ý tháo bỏ các tên lửa này ra khỏi Ý và Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là một phần trong thỏa thuận mà Washington đề xuất với Moscow nhằm tháo gỡ cuộc khủng hoảng tên lửa kéo dài 13 ngày trong tháng 10 năm 1962 tại Cuba.
Thứ nhất, câu chuyện về màn đổi chác này sẽ xóa bỏ tai tiếng rằng họ đã thất bại tuyệt đối trong cuộc chiến. Họ không cần để tâm tới việc John F. Kennedy đã lên kế hoạch rút các tên lửa Jupiter khỏi Thổ Nhĩ Kỳ và thay thế chúng bằng các tàu ngầm có trang bị tên lửa Polaris.

Thứ hai là, sự thật này có thể khiến cho NATO ‘rụng rời tay chân’ khi trao đổi này có thể bị coi là một vụ bán rẻ Thổ Nhĩ Kỳ. Chưởng lý Robert F. Kennedy (RFK) thậm chí còn nói với Đại sứ Liên Xô Anatoly Dobrynin rằng nỗi sợ hãi này chính là lý do khiến ông phải giữ bí mật cho thỏa thuận.

Dobrynin đã chuyển lại lời của Bobby về Moscow như sau: “Nếu như một quyết định như vậy được công bố vào lúc này, ngay lập tức nó sẽ xé toạc NATO ra làm đôi”. Một khi các tên lửa Jupiter bị rời đi, Moscow có thể đã chộp ngay lấy thời cơ. Ai đó có thể nghĩ rằng Liên Xô có thể rất hoan nghênh cơ hội này.

Dobrynin hoàn toàn hiểu rõ điều thầm kín đã làm Mỹ ớn lạnh đến mức phải thỏa hiệp, một điều mà ông đã từng đề cập vào cuối những năm 1970. Tuy nhiên, ông không nói công khai, cho tới khi tập hồi ký của ông xuất bản vào năm 1995. Ông viết rằng: “Nếu như Khrushchev có ý định dàn xếp [vụ rò rỉ] thì giải pháp cho cuộc khủng hoảng không cần thiết trông phải giống như một cuộc rút quân như vậy?”.

Nửa thế kỷ trước, Chiến tranh Lạnh đã bị đẩy cao lên đến đỉnh điểm khi mà Mỹ bố trí hơn 100 tên lửa có đầu đạn hạt nhân trên khắp châu Âu với đích ngắm bắn là Moscow.
 

Vậy thì, tại sao Liên Xô không để lộ việc này? Có vẻ và rất có thể là Khrushchev và Bộ Chính trị của ông không bao giờ cân nhắc đến việc rò rỉ thông tin này vì họ không biết nên mô tả thế nào về cuộc khủng hoảng này – và trông chúng nên thê thảm như thế nào.

Vào ngày mà cuộc khủng hoảng lên tới đỉnh điểm, trước khi họ biết rằng Kennedy có thể đề xuất việc rút Jupiter, Khrushchev đã sẵn sàng lui bước. Ông nói với các đồng nghiệp rằng Liên Xô đã ‘mặt đối mặt với hiểm họa từ cuộc chiến và thảm họa hạt nhân, với hậu quả có thể xảy ra là cả nhân loại có thể bị hủy hoại’. Ông ấy không hề nghĩ đến các tên lửa Jupiter, ông ấy chỉ muốn rút lui và quyết thuyết phục các đồng nghiệp của mình rằng việc Mỹ hứa không xâm lược Cuba là đủ để bảo vệ sức mạnh và tự tôn của Liên Xô.

Để kiểm tra lại quan điểm này, tác giả bài viết đã liên hệ với ba người còn sống là Sergei Khrushchev (con trai của Nikita Khrushchev), Anatoly Gromyko (con trai của Andrei Gromyko, Ngoại trưởng Liên Xô thời kỳ khủng hoảng tên lửa) và Alexander "Sasha" Bessmertnykh (một quan chức Ngoại giao thời đó và sau đó là Ngoại trưởng). Cả ba người này đều ủng hộ cho giả thuyết vừa nêu, cho dù họ không biết chi tiết trong đầu của Khrushchev lúc đó đang nghĩ cụ thể điều gì.

Không ai trong số ba người bị lay động bởi lập luận rằng vào lúc xảy ra khủng hoảng, có vẻ như khó xảy ra một cuộc xâm lược. Sau thất bại tại Vịnh con Lợn, ý tưởng đổ bộ này trở nên nực cười trong giới hoạch định chính sách của Mỹ. Không ai dám đoán chắc rằng danh dự của Liên Xô sẽ được bảo đảm nếu như Moscow để lộ vụ đổi chác này. Tuy nhiên, rốt cuộc tất cả ba người trên đều công nhận rằng hình ảnh về sức mạnh của Liên Xô quả thực sẽ khả dĩ hơn rất nhiều nếu như vụ đổi chác trên được biết tới.

Trong một buổi lễ hồi tưởng lại vụ khủng hoảng này vào năm 1989 ở Moscow, một người thân tín và cũng là người chuyên viết diễn văn cho Tổng thống J.F.Kennedy (JFK) là Ted Sorensen đã giới thiệu về cuốn sách “Mười ba ngày” của Bobby Kennedy như là một bản tường thuật cuối cùng về khủng hoảng năm 1962. Dobrynin đã ngắt lời và nói rằng cuốn sách đã ‘bỏ sót’ các tên lửa Jupiter, còn Sorensen đáp lại, cho rằng Dobrynin đã sai. Vào lúc đó, thỏa thuận này vẫn còn là một ‘bí mật’. “Vậy là tôi quyết định tự mình viết ra điều đó” – Dobrynin nói.

Các phóng viên đưa tin về cuộc gặp cũng quyết định không đưa phần trao đổi này vào trong bài viết của họ. Những người bàn luận về chính sách đối ngoại cũng không đề cập nhiều tới vụ Jupiter này trong suốt nhiều năm trời.

Nói chung, thỏa hiệp không phải là từ khiến cho các trái tim chính trị rung động, và nó thậm chí còn bị ghẻ lạnh hơn trong nền chính trị của giới chính sách ngoại giao Mỹ. Huyền thoại về cuộc khủng hoảng tên lửa càng khiến từ này bị miệt thị.

Chính huyền thoại này (chứ không phải thực tế sự việc) đã trở thành thước đo cho việc đàm phán với đối thủ của Mỹ. Tất cả mọi người đều sợ phải trở thành Adlai Stevenson – người đã khiến cho những người nhà Kennedy, các cộng sự của họ và cả kẻ thù của họ phải mang tai mang tiếng vì đã đề xuất công khai thỏa thuận tên lửa Jupiter.

Trong phần điểm cuốn sách về chính sách của Mỹ đối với Việt Nam có tên “Từ A tới Z” do L.B.Johnson yêu cầu sau cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968, nhóm tác giả (khi đó tác giả cũng đang có mặt tại Lầu Năm Góc) thậm chí không được phép tìm hiểu về các thỏa hiệp có thể đề xuất với Hà Nội. Và cũng chẳng có gì đáng nghi ngờ khi mà chỉ duy nhất có một Chiến binh Lạnh lùng ngoan cố như Richard Nixon cuối cùng cũng phải rút khỏi Việt Nam.

Để có thể đề xuất các thỏa hiệp trong các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí với Moscow cần phải có một nghị lực phi thường. Thậm chí các hiệp ước cắt giảm không đáng kể trong năng lực hạt nhân của cả hai phía đều phải đối mặt với các cuộc chiến dữ dội trong Quốc hội của Mỹ.

Ngày nay, kể cả việc đề xuất để cho Iran có thể làm giàu uranium tới mức không đáng kể là 5% kèm với các thanh sát chặt chẽ (dù điều này được cho phép trong Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí Hạt nhân) cũng gần như là một hành động tự sát về chính trị.

Và trong khi nhóm của Tổng thống Barack Obama đang đàm phán với Taliban, các yêu cầu của họ đều vô điều kiện đến mức mà bất kỳ một thỏa thuận đổi chác nào cũng trở nên bất khả thi, đó là phe Taliban phải hạ vũ khí xuống và chấp nhận thể chế ở Kabul. Nếu như việc thỏa hiệp là nghiêm túc, thì ít nhất Nhà Trắng cũng phải chìa ra thứ gì đó làm mồi nhử, như là khả năng thỏa thuận chia sẻ quyền lực với Taliban.

Đã quá lâu rồi, các cuộc tranh luận về chính sách đối ngoại của Mỹ say mê với những lời đe dọa và đối đầu, đẩy các thỏa hiệp có tính chất thực tế xuống tới mức thấp nhất có thể. Tất nhiên, không phải lúc nào câu trả lời cũng là thỏa hiệp, và đôi khi nó lại chính là câu trả lời sai. Nhưng các nhà hoạch định chính sách và chính trị gia phải có khả năng xem xét nó một cách cởi mở và không sợ hãi, đồng thời cân đối hành động này với các phương án khác.

Khi thỏa hiệp thất bại, và các tổng thống có thể đưa ra đe dọa hoặc thậm chí là sử dụng vũ lực. Nhưng họ cần nhớ rằng đôi mắt sắc lạnh như của JFK cũng từng tìm một giải pháp thỏa hiệp cho cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba, và thực tế là việc đó đã phát huy tác dụng.

Tác giả Leslie H. Gelb

  • Lê Thu (theo Foreign Policy)