Ngay sau khi Hosni Mubarak phải từ chức Tổng thống Ai Cập do sức ép từ làn sóng
phản đối kéo dài, ở nhiều nước Trung Đông khác đã xuất hiện các cuộc biểu tình
chống chính phủ rầm rộ trên đường phố.
TIN LIÊN QUAN:
Xung đột, biểu tình rầm rộ tại Yemen, Bahrain
Biểu tình rầm rộ ở Iran, đã có người chết
Toàn cảnh khủng hoảng Ai Cập
Lấy cảm ứng từ "cuộc cách mạng" ở Ai Cập và Tunisia, hàng nghìn người Iran đã
tham gia các cuộc biểu tình tại thủ đô Tehran. Họ ném đá, đốt lửa và hô các khẩu
hiệu chống chính phủ. (Ảnh: Getty)
Những người phản đối chính phủ ở Yemen hò hét khi cuộc tuần hành của họ bị cảnh
sát chặn lại. Hôm qua (15/2) đã chứng kiến một cuộc đụng độ giữa hai bên ở thủ
đô Sana'a khi một đoàn gồm khoảng 1.000 người biểu tình tuần hành đến Dinh Tổng
thống. (Ảnh: AP)
Trong khi đó, những người Yemen ủng hộ chính phủ hô vang các khẩu hiệu chống phe đối lập khi họ tập trung bên ngoài Đại học Sana'a. Đụng độ nhỏ xảy ra giữa hai nhóm nhưng nhanh chóng được cảnh sát chống bạo loạn dẹp bỏ. (Ảnh: Getty)
Ở Bahrain, người biểu tình chống lại cảnh sát
trong các vụ bất ổn ở làng Duraz, bắc thủ đô Manama. Cảnh sát đã phải xả hơi cay
và bắn đạn cao su để phá vỡ biểu tình tại các ngôi làng Shi'ite bao quanh thủ
đô. (Ảnh: EPA)
Hôm 14/2, một người biểu tình đã ngã sụp sau khi hít phải hơi cay trong một cuộc biểu tình ở Manama. Thông tin cho biết, hai người thiệt mạng và ít nhất 20 người bị thương trong một cuộc tuần hành của hơn 10.000 người. (Ảnh: Reuters)
Hàng trăm người biểu tình Algeria đụng độ với
cảnh sát hôm 13/2 ở Algiers, nơi người biểu tình tuần hành phản đối giá lương
thực đắt đỏ và nạn thất nghiệp kể từ tháng 1. (Ảnh: Polaris)
Ngoại trưởng Algeria Mourad Medelci cho biết, chính phủ nước này dự định sẽ dỡ
bỏ "tình trạng khẩn cấp" vốn được áp đặt kể từ cuộc nội chiến năm 1992. Bất chấp
lệnh cấm biểu tình của chính phủ và một đợt triển khai lực lượng lớn của cảnh
sát chống bạo loạn, người Algeria vẫn tuần hành ở thủ đô hôm 12/2. (Ảnh: ABACA)
Những người biểu tình đã đụng độ với cảnh sát chống bạo loạn ở Tehran hôm 14/2.
Chính phủ Iran từ chối cho phép các phóng viên vào đưa tin về biểu tình và các
dịch vụ điện thoại di động không hoạt động ở các quảng trường lớn tại thủ đô.
(Ảnh: EPA)
Thanh Hảo (Theo Time)