Đối với không chỉ nước Mỹ, siêu bão Sandy là một thảm họa tự nhiên kinh hoàng trong lịch sử. Vào thời điểm cuộc đua đang tính từng giờ, một trận cuồng phong kinh hoàng nổ ra, khiến 50 người thiệt mạng và ước tính 60 tỉ USD thiệt hại về của.
Tổng thống Obama |
Sau cuộc tranh luận Tổng thống lần thứ nhất, cử tri chỉ thấy một Obama mờ nhạt, ảm đạm, thiếu sức sống. Các cố vấn trong chiến dịch của Obama sốt ruột tự hỏi biết làm sao khi mà 'kẻ thách đấu' Mitt Romney hoàn toàn chiếm ưu thế: ông ấy trông như một tổng thống, nói như tổng thống và biết đâu, ông ấy lại trở thành tổng thống.
Dù cho đã 'trở lại rất lợi hại' trong hai phần tranh luận tiếp theo, nhưng những gì Obama thể hiện chỉ là lời nói. Cái ông cần nhất lúc này là hành động, thể hiện cho mọi người thấy ông mới chính là Tổng thống xứng đáng của Mỹ, tổng tư lệnh thật sự đang điều hành nước Mỹ. Và siêu bão Sandy đã đặt Obama vào đúng chỗ, đúng lúc giúp ông thể hiện đúng vai trò mà ông cần.
Trước khi bão ập về Bờ Đông, Obama đã kêu gọi mọi hoạt động cứu trợ khẩn cấp phải được sẵn sàng, ông không chấp nhận các việc mang tính 'quan liêu', 'hành chính' trong thời điểm đó.
Ông đưa số điện thoại cá nhân cho Thống đốc bang New Jersey - nơi cơn bão dự kiến sẽ càn quét và nói rằng hãy gọi cho ông bất kể khi nào cần tới. Obama phản ứng nhanh chóng trước mọi diễn biến của bão. Trong phòng phản ứng với tình huống khẩn cấp hôm thứ Ba, ông nói với với bộ trưởng và quan chức khác rằng ông muốn mọi người 'hướng về phía trước'.
"Phản ứng của chúng ta phải nhanh, đầy đủ và thấu đáo. Tôi không muốn nhìn thấy bất kỳ câu chuyện nào về việc quan liêu ở đây. Tôi sẽ không tha thứ cho bất kỳ điều gì xảy ra như thể chúng ta hành động không kịp thời" - ông Obama chỉ thị.
Tổng thống Obama (ảnh phải) cùng với Thống đốc New Jersey đi thị sát sau bão |
Sau cuộc gọi cho Thống đốc bang New Jersey, tổng thống chỉ đạo các quan chức của cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang (FEMA) gọi cho ngài Thống đốc để trả lời các câu hỏi mà thường phải trả lời bằng văn bản. Khi đó đã là 2 giờ sáng, và bản tuyên bố đã được Tổng thống thông qua trước khi trời sáng.
Bỏ các thủ tục hành chính rườm rà, Obama đã họp qua điện thoại với các giám đốc điều hành các công ty tiện ích để thúc họ phải khôi phục tình trạng thiếu điện cho hơn 8 triệu người dân.
Phát biểu tại Hội chữ Thập đỏ, ông Obama đã nhắc lại các câu chuyện những y tá di chuyển người bệnh từ những bệnh viện tối tăm nhất ở New York giữa trận cuồng phong, các lính cứu hỏa lội qua những vùng nước sâu tại Queens và tàu tuần duyên ở North Carolina giải cứu những người bị nạn. Ông nói: "Trong lúc tối tăm nhất của cơn bão, tôi nghĩ rằng chúng ta đã được chứng kiến những gì rực rỡ nhất ở nước Mỹ".
Những gì vị đương kim Tổng thống đã làm trong cơn bão cho thấy sự khác biệt lớn nhất giữa một ứng viên chạy đua vào Nhà Trắng và một ông chủ Nhà Trắng thật sự.
Thống đốc bang New Jersey của đảng Cộng hòa Chris Christie không tiếc lời khen và tán dương cho ngài Tổng thống của đảng Dân Chủ. Chirstie đã gọi Obama là 'xuất chúng' và nói rằng ông 'đáng nhận được phần thưởng lớn lao'.
"Ông ấy cho tôi số điện thoại của ông tại Nhà Trắng và nói rằng tôi cứ gọi cho ông bất kỳ khi nào cần. Tôi cảm ơn Tổng thống đã công khai việc này. Ông ấy đã làm rất tốt cho New Jersey".
Không chỉ tại New Jersey, tại nơi chịu thiệt hại nặng nề về người như New York, Tổng thống cũng nhận được phần thưởng lớn cho việc thể hiện đúng lúc vai trò của mình. Đó là sự tín nhiệm và lá phiếu cực kỳ quan trọng của Thị trưởng thành phố New York Michael Bloomberg.
Michael Bloomberg là một cử tri độc lập, và lá phiếu của ông quan trọng đến mức cả hai ứng viên đều muốn tranh thủ sự ủng hộ này vì tầm ảnh hưởng của ông có tác động rất lớn tới các cử tri độc lập còn lại.
Như vậy, gần như không quá sớm để nói rằng Obama đã ghi điểm 'quyết định' cho cuộc chạy đua vào Nhà Trắng nhiệm kỳ tới. Một cách đáng ngưỡng mộ. Tất cả là nhờ siêu bão Sandy.
Ứng viên Mitt Romney phát đồ cho người dân bị nạn |
Ông còn có chiến dịch quyên góp 10 USD cho các nạn nhân cơn bão qua hệ thống di động cho Chữ Thập đỏ. Dưới đó là các đoạn video quảng cáo về một Mitt Romney "cuốn hút" và "đáng tin cậy".
Romney không hề nói với các cử tri rằng: Này, anh chị hãy về nhà mà mượn tiền cha mẹ để xây dựng lại nhà cửa đi. Nhưng những gì mà ông làm thì không khác như vậy là mấy. Ông đã thể hiện rõ nhất sự vô lý của giới siêu giàu về việc làm thế nào một thiên tai tàn phá những người không có đủ điều kiện an toàn như tiền tiết kiệm, bảo hiểm, đầu tư nước ngoài và các tài khoản ở Thụy Sĩ.
Tháng 6/2011, CNN hỏi Romney rằng trong các thảm họa tự nhiên, nên để cho các bang hay liên bang đóng vai trò cứu trợ nhiều hơn. Romney đáp rằng chắc chắn hướng đi đúng là từ liên bang xuống các bang, nhưng đó sẽ mất thời gian, và sẽ nhanh hơn nếu như chuyển sang lĩnh vực tư nhân.
Tờ Politico cho rằng các công ty tư nhân mà cứu trợ thảm họa sẽ chỉ vì lợi nhuận chứ không như chính quyền liên bang ráo riết cứu trợ khẩn cấp cho nạn nhân. Và điều đó sẽ là không hợp lý, cũng như không hiệu quả và chẳng nhân đạo.
Ý tưởng này cho thấy chính quyền chẳng khác gì một doanh nghiệp. Nhưng vấn đề là chính quyền không tồn tại để tối đa hóa lợi nhuận, mà nó tồn tại để giúp đỡ người dân của mình. Và khi một thảm họa như Sandy diễn ra, người ta nhận ra rằng thực tế: thiên tai càng lớn thì chính quyền cũng càng phải lớn.
Và đó là lý do tại sao các phóng viên hỏi Romney tới 14 lần trong cuộc họp báo hôm thứ Ba về việc có nên loại bỏ FEMA trong trường hợp ông đắc cử. Cả 14 lần, Romney đều ‘mũ ni che tai’ trước câu hỏi, và không chịu trả lời này, thậm chí cả với câu hỏi ‘tại sao ông không trả lời'.
Hãng Fox News hỏi Thống đốc Christie (cùng là đảng Cộng hòa với Romney) rằng liệu có khả năng Thống đốc Romney tới New Jersey để khảo sát các thiệt hại với ông hay không?
Trong khi hết lời tán dương Tổng thống Obama, Christie nói rằng: "Tôi không biết, tôi không để ý cũng như không hề quan tâm. Nếu lúc này anh nghĩ rằng tôi quan tâm đến cuộc bầu cử Tổng thống thì đúng là anh không hiểu gì về tôi".
Rốt cuộc, chỉ trong lúc bão bùng, người ta có thể nhận thấy rõ ai là lãnh đạo thật sự, dù cho không cần phải xuất hiện năng nổ khắp nơi để trao từng cuộn giấy vệ sinh hay chai nước ngọt. Bởi vì xét cho cùng, họ cần một lãnh đạo làm đúng 'chuyên môn' của mình.
- Lê Thu (Tổng hợp)
Mỹ mất tới 50 tỷ USD vì bão Sandy
Tổng thiệt hại kinh tế mà siêu bão Sandy gây ra có thể lên tới 50 tỷ USD,
theo các ước tính mới. Con số này cao gấp đôi so với các đánh giá trước đó.
Hàng nghìn xe hơi bị nhấn chìm bởi siêu bão Sandy
Hàng nghìn chiếc xe ôtô đã bị phá nát bởi cây đổ. Hàng nghìn chiếc
khác chìm trong biển nước. Siêu bão Sandy đổ bộ vào nước Mỹ đã biến
nhiều chiếc xe hơi thành đống sắt vụn.
Hàng loạt quan tài bật khỏi mặt đất sau bão Sandy
Bão Sandy tấn công bờ đông nước Mỹ mạnh tới mức ngay cả những chiếc quan tài
đang nằm sâu dưới 2m đất cũng bị nó làm bật lên khỏi huyệt.
Nước Mỹ tan hoang sau siêu bão
;Ít nhất 72 người đã thiệt mạng hai ngày sau khi siêu bão Sandy đổ bộ vào bờ
biển đông nước Mỹ. Các thành phố lớn như Washington, New York hầu như tê liệt,
tàu điện ngầm ngừng hoạt động, sân bay đóng cửa...
|