Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã thu hút sự chú ý của truyền thông trên khắp thế
giới ngay từ những ngày đầu, với nhiều đánh giá được đưa ra về hai ứng viên
Barack Obama và Mitt Romney.
TIN BÀI LIÊN QUAN:
Ở Trung Đông, một số cho rằng một Romney làm Tổng thống sẽ khắt khe hơn với Syria nhưng nhiều báo khác đánh giá không quan trọng ai sẽ chiến thắng.
Báo chí Trung Quốc nói nước này là một vấn đề lớn trong chiến dịch tranh cử. Một số cây viết bình luận đã công khai nghiêng về một nhiệm kỳ nữa của Tổng thống Obama, tương tự một số tờ báo ở Mỹ Latinh.
Một số báo châu Âu than phiền thực tế rằng châu lục này dường như không liên quan đến chiến dịch bầu cử Mỹ.
Trung Đông
Báo Ảrập Xêút Al-Sharq al-Awsat: Nếu Romney thắng, chúng ta sẽ trông chờ một lập trường cứng rắn hơn về xung đột ở Syria vì Romney rõ ràng là hăng hái hơn trong việc ngăn cỗ máy trấn áp của Assad.
Báo Ai Cập Al-Akhbar: Hầu hết người Ai Cập cầu nguyện cho Barack Obama chiến thắng, bởi vì chúng tôi cảm thấy ông ấy ít có hại hơn.
Báo Israel Yediot Aharonot: Những người xung quanh Thủ tướng Binyamin Netanyahu lo ngại rằng nếu Obama tái cử, nhà lãnh đạo Mỹ sẽ cố gắng phá hỏng cơ hội tái cử của Netanyahu vì ông ấy ủng hộ cho Mitt Romney.
Báo Iran Keyhan: Chắc chắn không có sự khác biệt về Iran dù Obama hay Romney trúng cử. Khá là rõ rằng các chính sách thù địch nói chung của Mỹ hướng tới Iran sẽ không thay đổi.
Báo Iran Khorasan: Trái với những gì đã nói, lá phiếu của người dân Mỹ không phải là quyết định. Hệ thống bầu cử 2 sân khấu của Mỹ và hệ thống hai đảng đã được hình thành để bảo vệ lợi ích của những kẻ cầm quyền.
Báo Iran Arman: Phe Dân chủ có cách tiếp cận tốt hơn với Iran và so với phe Cộng hòa, họ quan tâm hơn tới việc giải quyết các vấn đề. Với chúng ta, Obama ít nguy hiểm hơn so với Mitt Romney.
Báo Al-Quds Al-Arabi xuyên Ảrập có trụ sở ở London: Gần như chắc chắn việc ông Obama tái cử sẽ được công bố vào đêm nay, nhưng giấc mơ Mỹ và giấc mơ Ảrập sẽ vẫn thế: đó là, mơ và tưởng tượng cho đến khi chú ý hơn.
Báo Al-Thawrah của chính phủ Syria: Bầu cử Mỹ từng thu hút sự chú ý của thế giới. Tuy nhiên, lần này không phải như vậy.
Châu Á
Lian Qingchuan trên Cổng thông tin Sina của Trung Quốc: Tôi nghĩ rằng Obama sẽ chiến thắng, nên chiến thắng và phải chiến thắng... Ngay cả khi Romney có mọi kiểu cam kết khi vận động, ông ấy không thân thiện với Trung Quốc... Ông ấy sẽ làm sống lại các giải thuyết về chiến lược cạnh tranh địa chính trị và chọn những cách đối đầu hạn chế và xa lánh hơn, vì vậy Mỹ tiếp tục ưu thế cạnh tranh của mình. Mọi thứ có thể không tốt hơn với Obama, nhưng chúng chắc chắn còn tồi tệ hơn.
Bài xã luận trên báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng của Hongkong: Obama ít nhất đã hiểu ra rằng châu Á là nơi mà nước ông cần phải chú trọng. Romney đã đưa ra những thông điệp trái ngược... Lo ngại nhất là cam kết của ông này sẽ tuyên bố Trung Quốc là một nước thao túng tiền tệ ngay ngày đầu nhậm chức, một cách chắc chắn sẽ khơi mào một cuộc chiến thương mại với một đất nước mà Mỹ cần hơn tất cả các nước khác. Chủ nghĩa cực đoan không có chỗ trong chính trị.
Zhang Quan và Wang Shaozhe trên tờ Jiefang
Ribao (Nhật báo Giải phóng) của Thượng Hải: Sự cường điệu hóa các vấn đề Trung
Quốc trong cuộc bầu cử này đã vượt xa bất kỳ một cuộc tổng tuyển cử nào trước
đó... nhưng sự xoay chuyển về hướng đông của trọng tâm chiến lược ngoại giao Mỹ
là thật.
Bài xã luận trên báo Rạng đông ở Pakistan: Ông Romney vẫn là một người bênh vực
không biện giải về những kẻ lừa đảo tập đoàn, nhưng quả quyết rằng các chính
sách của ông sẽ giúp vực dậy nền kinh tế, tạo ra việc làm và hạn chế vai trò can
thiệp của nhà nước. Tổng thống Barack Obama đề cao những thành tựu chính sách
ngoại giao của ông... Nhưng chiến dịch này chủ yếu xoay quanh các vấn đề trong
nước, và đó là nơi ông Obama dễ bị công kích.
Mỹ Latinh
Bài xã luận trên nhật báo cánh tả La Jornada ở Mexico: Bất chấp các nỗ lực tự tránh xa khỏi thành viên cùng đảng [cựu Tổng thống Geogre W] Bush, hồ sơ ý thức hệ của Romney kiến chúng ta tin rằng ông ấy sẽ lãnh đạo đất nước theo cùng con đường can thiệp quân sự, hỗ trợ cho các lợi ích doanh nghiệp có hại cho người dân, cho các trào lưu chính thống Công giáo và chủ nghĩa bảo thủ xã hội.
Bài xã luận trên Nhật báo El Espectador ở Colombia: Obama đã trao cho đất nước ông một tầm vóc lớn trên trường quốc tế và xứng đáng nhận một nhiệm kỳ 2 để củng cố các thành tựu về kinh tế, chính trị và xã hội.
Báo El Cronista Comercial ở Argentina: Nước Mỹ
lựa chọn giữa điều may rủi và con quỷ mà họ biết rõ.
Châu Âu
Giuseppe De Bellis thuộc báo Il Giornale ở Italy: Dù chúng ta tích cực ủng hộ ứng viên nào, chúng ta cũng nên nhớ một thực tế rằng châu Âu ngày nay không hề có ý nghĩa ở Washington. Châu Âu được đề cập rất ít trong chiến dịch tranh cử vài tháng qua, và nếu có thì chỉ khi ai đó có điều tồi tệ để nói về nó.
Báo Westdeutsche Allgemeine Zeitung của Đức:
Cả Obama và Romney đều không đưa ra được một cương lĩnh thuyết phục cho 4 năm
tới. Người Mỹ không bầu chọn tương lai theo một cách lạc quan mà theo một cách
khác thường là họ chỉ chọn một người ít quỷ quyệt hơn. Đối với châu Âu, không
như Trung Quốc, đây là tin xấu. Và trong chiến dịch bầu cử, châu Âu thậm chí
không được nhắc đến.
Châu Phi
Nhật báo Al-Ahram al-Yawm ở Sudan: Các chính sách của Mỹ hướng về Sudan vẫn giậm chân tại chỗ. Nhưng nhịp điệu của đường phố quốc gia, theo đánh giá của Al-Ahram al-Yawm, nghiêng nhiều về Barack Obama.
Một cuộc thăm dò ý kiến do báo này thực hiện đã cho thấy một số lý do khiến ông nổi tiếng trong các sinh viên đại học và giới trẻ. Trong số đó có thực tế là ông đã để tâm rất nhiều tới đạo Hồi và rằng ông tôn trọng đạo này. Một số tin rằng Obama đã khôi phục lại các quyền bị tước đoạt của người da màu.
Thanh Hảo (Theo BBC)