Trong nhiệm kỳ này, Tổng thống vừa tái đắc cử của Mỹ Barack Obama sẽ phải khéo léo cân nhắc chiến lược lâu dài với các cường quốc đã và đang nổi trên thế giới, các khu vực có lợi ích then chốt với Mỹ và cả quốc gia từng bị người tiền nhiệm George W. Bush gắn mác "bất hảo".

Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) và Phó Tổng thống Joe Biden
Triều Tiên

Tại sao chính quyền Obama nên coi thách thức từ Triều Tiên là một ưu tiên hàng đầu? Thứ nhất, nếu như Mỹ không quan tâm đầy đủ tới mối đe dọa từ Triều Tiên có thể khiến cho nhiều đồng minh châu Á nghi ngờ và lo ngại về chính sách 'hướng Á' của Mỹ.

Một tin vui và 14 tin buồn cho Obama
Tổng thống Barack Obama chưa kịp tận hưởng hết niềm vui tái đắc cử thì đã phải đối mặt với vô số thách thức gian nan khác mà ông cần vượt qua trong nhiệm kỳ tới.
 
Thêm sáu tin buồn cho Obama

Những thách thức dành cho Tổng thống Mỹ không chỉ riêng vấn đề của nội nước Mỹ mà còn là vấn đề toàn cầu, trong đó, không có chông gai nào dễ vượt qua.
 

Thứ hai, Triều Tiên nằm sát với hai quốc gia đồng minh của Mỹ là Nhật Bản và Hàn Quốc. Cả hai quốc gia này sẽ đặt nghi vấn về các cam kết an ninh của Mỹ nếu như Mỹ không giải quyết 'thỏa đáng' trước các đe dọa từ Triều Tiên đối với an ninh của họ.

Mỹ La-tinh

Vào lúc này thì các lý do khiến Mỹ La tinh trở nên quan trọng đối với Mỹ vẫn như cũ: đó là thương mại, năng lượng, dân chủ, nhân khẩu học và sự gần gũi về mặt không gian.

Phần lớn trong nội dung nghị trình của Obama sẽ là: vấn đề Cuba, thương mại, nhập cư. Và vấn đề không thể bỏ qua là nạn buôn bán ma túy tại Mexico và biên giới hai nước.

Hầu hết các quốc gia Mỹ Latinh đều muốn Barack Obama tái đắc cử, không hẳn là vì họ có các hy vọng lớn lao vào các cam kết mạnh mẽ đối với nửa bán cầu này trong vòng bốn năm tới, mà là vì hầu như mọi người đều tôn trọng Obama và coi ông là một 'quản gia' đầy trách nhiệm đối với vấn đề toàn cầu.

Châu Phi

Việc Tổng thống Mỹ có dòng máu châu Phi trong người từng là một cơ sở để nhiều người nghĩ rằng chính sách của Mỹ đối với châu Phi sẽ thay đổi năm 2008. Nhưng, suốt bốn năm qua, Tổng thống Obama đã không thể thực hiện lời hứa của mình với châu lục đen.

Khi Tổng thống Obama tái đắc cử, người ta lại một lần nữa trở lại với câu hỏi này, liệu ông có phá vỡ được quán tính cũ và hồi sinh lại các mối quan tâm của Mỹ tại châu lục đen.

Châu Phi đã bị 'mất liên lạc' và trở nên quá xa vời trong các chính sách của Washington đến mức đây là một trong những lĩnh vực mà hai đảng đang cùng làm việc với nhau. Do đó, những vấn đề đang hủy hoại cả châu lục này sẽ 'đơm hoa kết trái' cho bất kỳ tổng thống Mỹ nào sẵn lòng đổ vốn chính trị của ông vào châu Phi.

Nga và công cuộc 'Tái thiết'

Với Nga, Tổng thống Mỹ sẽ phải quyết định xem nên đối xử với Nga như một người chơi toàn cầu không mang lợi lộc gì, hay là một 'vốn quý' trong chính sách toàn cầu của Mỹ.

Công cuộc 'tái thiết' Mỹ - Nga mà chính quyền Obama đề xướng đã vận hành. Tuy nhiên, công cuộc này không thể tạo ra một chiều sâu chiến lược đối với chính sách của Mỹ đối với Nga.

Lựa chọn thật sự cho chính quyền tới đây nằm giữa việc giữ Nga nằm ở ngoại vi của chính sách đối ngoại Mỹ, điều này cũng đồng nghĩa là phải tiến hành cách tiếp cận mang tính chiến thuật, và coi Nga như một 'vốn quý' trong chiến lược toàn cầu của Mỹ.

Khi mà Mỹ phải đương đầu với loạt vấn đề ở Trung Đông, Iran và Afghanistan, và tập trung nhiều hơn vào Trung Quốc và châu Á, Nga sẽ được coi là nhân tố ngoài lề hoặc không liên quan. Trong một số trường hợp, như tại Afghanistan, Moscow sẽ tiếp tục hỗ trợ hậu cần quan trọng. Còn với các vấn đề khác như chương trình hạt nhân Iran, Moscow có thể được coi là hữu ích, nhưng với trường hợp Syria, Moscow lại bị coi là một yếu tố mang tính trở ngại cho Mỹ khi Washington muốn lật đổ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad.

Còn liên quan tói Trung Quốc và Đông Á, Mỹ sẽ tiếp tục phớt lờ Nga - quốc gia sở hữu nguồn lực và vai trò được cho là không quá đáng kể tại những nơi này.

Ấn Độ: Không thay đổi

Đồng thuận hai đảng Cộng hòa và Dân chủ về mở rộng quan hệ với Ấn Độ có thể sẽ rất tốt cho New Delhi.

Về mối quan hệ này, rõ ràng nó không quá phức tạp như với Pakistan, và không căng thẳng như với Trung Quốc. Chiều hướng trong quan hệ Mỹ - Ấn sẽ vẫn không đổi.

Dù Ấn Độ hầu như không xuất hiện nhiều trong chiến dịch tranh cử Tổng thống vừa qua, nhưng cả phe Dân chủ và Cộng hòa đều có vẻ chia sẻ sự đồng thuận lớn về vấn đề này và điều này mang lại ý nghĩa trong việc thắt chặt quan hệ với nền dân chủ lớn nhất thế giới và (cho đến gần đây vẫn là) nền kinh tế chủ lực phát triển nhanh thứ hai thế giới.

Tại New Delhi, các lãnh đạo chiến lược có thể cảm thấy nhẹ nhõm hơn khi mà chiến thắng của ông Obama cũng đồng nghĩa với việc kim đồng hồ quay ngược trở lại thời nhiệm kỳ đầu của Bill Clinton, khi mà vấn đề không phổ biến vũ khí hạt nhân và tranh cãi tại Kashmir được đặt vào trọng tâm của chiến lược Nam Á của Mỹ.

Tổng thống Obama ủng hộ thỏa thuận này và trong chuyến thăm tới Ấn Độ năm 2010, ông tuyên bố rằng Ấn Độ không chỉ là một cường quốc đang nổi mà trên thực tế, đó đã là một cường quốc đã trỗi dậy. Cũng tại đây, ông Obama đã nhấn mạnh vào ý định xây dựng một chiến lược với Ấn Độ còn vươn xa hơn cả người tiền nhiệm Bill Clinton.

  • Lê Thu (tổng hợp từ FP)