Khủng hoảng hiến pháp ở Ai Cập lan rộng với tâm trạng giận dữ bùng nổ trong dân chúng trong bổi cảnh Liên Hợp Quốc cũng đứng về phía những người phản đối Tổng thống Mohammed Mursi.
TIN BÀI KHÁC:
Hàng chục nghìn người đã tập trung tại Quảng trường Tahrir ở thủ đô Cairo lần thứ 3 trong một tuần để phản đối những tuyên bố hiến pháp mới của ông Mursi.
Đi đầu là một liên minh mới của các nhà lãnh đạo đối lập, trong đó có Mohammed ElBaradei, cựu giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế, người giờ đây đã trở thành một phát ngôn viên không chính thức của phong trào tự do và thế tục.
"Tổng thống và hội đồng lập hiến của ông ta đang tiến hành một cuộc đảo chính chống lại dân chủ", ElBaradei tố cáo. "Tính hợp pháp của chế độ đang xói mòn nhanh chóng".
Tuy nhiên, Mursi có thể phải lo lắng nhiều nhất trước những bình luận từ Navi Pillay, cao ủy Liên Hợp Quốc về nhân quyền, người đã dẫn đầu sự lên án quốc tế đối với chế độ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Phát ngôn viên của Pillay khẳng định bà đã viết cho ông Mursi cảnh báo nhà lãnh đạo Ai Cập rằng hoàn thành một hiến pháp trong tình hình hiện tại "có thể gây bất đồng sâu sắc".
Bà cũng chất vấn quyết định của Tổng thống đặt các tuyên bố lập hiến của ông lên trên sự giám sát pháp luật cho đến sau khi hiến pháp được thông qua trong một cuộc trưng cầu dân ý. "Theo tôi, điều này trái ngược với khái niệm cơ bản của sự thống trị pháp luật", bà viết.
Dự thảo hiến pháp rốt cuộc đã được nhất trí vào lúc 6h30 sáng 30/11 sau khi 85 thành viên của Hội đồng thức suốt đêm để làm việc và bỏ phiếu đồng ý tất cả 234 điều khoản. Hội đồng này gồm chủ yếu người Hồi giáo, bị những người Công giáo cùng các đại diện tự do và thế tục tẩy chay. Chỉ có 4 phụ nữ, tất cả đều là người của các đảng Hồi giáo.
Trong số những thay đổi lịch sử đối với hệ thống chính phủ của Ai Cập, dự thảo hiến pháp hạn chế khoảng thời gian một Tổng thống có thể phục vụ là 2 nhiệm kỳ 4 năm. Văn bản này cũng quy định một số giám sát dân sự đối với quân đội.
Thanh Hảo (Theo Telegrah, BBC)
TIN BÀI KHÁC:
Cựu Giám đốc IMF đền hầu phòng New York 6 triệu USD
Mỹ: Hàng chục người nhập viện do ngộ độc
Đáp trả Palestine, Israel xây hàng nghìn nhà định cư
Mỹ: Hàng chục người nhập viện do ngộ độc
Đáp trả Palestine, Israel xây hàng nghìn nhà định cư
Người biểu tình tập trung tại Quảng trường Tahrir phản đối Tổng thống Mohammed Mursi. (Ảnh: AP) |
Hàng chục nghìn người đã tập trung tại Quảng trường Tahrir ở thủ đô Cairo lần thứ 3 trong một tuần để phản đối những tuyên bố hiến pháp mới của ông Mursi.
Đi đầu là một liên minh mới của các nhà lãnh đạo đối lập, trong đó có Mohammed ElBaradei, cựu giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế, người giờ đây đã trở thành một phát ngôn viên không chính thức của phong trào tự do và thế tục.
"Tổng thống và hội đồng lập hiến của ông ta đang tiến hành một cuộc đảo chính chống lại dân chủ", ElBaradei tố cáo. "Tính hợp pháp của chế độ đang xói mòn nhanh chóng".
Tuy nhiên, Mursi có thể phải lo lắng nhiều nhất trước những bình luận từ Navi Pillay, cao ủy Liên Hợp Quốc về nhân quyền, người đã dẫn đầu sự lên án quốc tế đối với chế độ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Phát ngôn viên của Pillay khẳng định bà đã viết cho ông Mursi cảnh báo nhà lãnh đạo Ai Cập rằng hoàn thành một hiến pháp trong tình hình hiện tại "có thể gây bất đồng sâu sắc".
Bà cũng chất vấn quyết định của Tổng thống đặt các tuyên bố lập hiến của ông lên trên sự giám sát pháp luật cho đến sau khi hiến pháp được thông qua trong một cuộc trưng cầu dân ý. "Theo tôi, điều này trái ngược với khái niệm cơ bản của sự thống trị pháp luật", bà viết.
Dự thảo hiến pháp rốt cuộc đã được nhất trí vào lúc 6h30 sáng 30/11 sau khi 85 thành viên của Hội đồng thức suốt đêm để làm việc và bỏ phiếu đồng ý tất cả 234 điều khoản. Hội đồng này gồm chủ yếu người Hồi giáo, bị những người Công giáo cùng các đại diện tự do và thế tục tẩy chay. Chỉ có 4 phụ nữ, tất cả đều là người của các đảng Hồi giáo.
Trong số những thay đổi lịch sử đối với hệ thống chính phủ của Ai Cập, dự thảo hiến pháp hạn chế khoảng thời gian một Tổng thống có thể phục vụ là 2 nhiệm kỳ 4 năm. Văn bản này cũng quy định một số giám sát dân sự đối với quân đội.
Thanh Hảo (Theo Telegrah, BBC)