- Người mọc đầy u nhọt do các cục lồi hình thành. Ở các khớp tay, các cục u vỡ ra, lở loét và hoại tử tới mức phải tháo khớp. Đó là biến chứng của bệnh gút do các cuộc ăn nhậu gây ra.

Biến chứng khủng khiếp tàn phá cơ thể

Liên tiếp tham dự các cuộc tiệc tùng, nhậu nhẹt là nguy cơ khởi phát nhiều bệnh tật. Không ít nam giới sau các bữa nhậu tay chân đau nhức, sưng tấy biến dạng vì bệnh gút.

Một trong số những trường hợp khổ vì ăn đó là anh Nguyễn Văn Năm, ngụ tại quận Tân Bình, TP.HCM. Vì đặc thù công việc, anh Năm thường xuyên phải đi tiếp khách.

{keywords}
Bàn chân bị biến dạng khủng khiếp do bệnh gút

“Công việc bắt buộc phải thế, chẳng nhẽ người ta mời mình không ăn lại thành ra khiếm nhã”, anh Năm chia sẻ.

Mỗi tối, anh Năm phải ngâm chân bằng nước ấm để giảm bớt cơn đau để rồi ngày hôm sau lại tiếp tục lao vào các bữa nhậu.

Đau nhức bởi cơn gút cấp tính còn là nhẹ. Tại Viện nghiên cứu bệnh gút TP.HCM còn ghi nhận nhiều trường hợp khi đến phòng khám thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính, có nhiều cục u tophi (hạt lồi thường xuất hiện dưới da do lắng đọng tinh thể acid uric).

Kèm theo đó, bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan, suy thận, sỏi thận, rối loạn mỡ máu, tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, tá tràng bởi dùng thuốc giảm đau kéo dài…

Ông Đỗ Văn Doãn, 43 tuổi, ngụ tại quận Tân Phú, đến khám và điều trị trong tình trạng trên người mọc đầy u nhọt do các cục tophi hình thành. Ở các khớp tay, các cục u tophi vỡ ra, lở loét và hoại tử tới mức phải tháo khớp. Các ngón chân của ông Doãn cũng bị các cục tophi làm cho biến dạng ghê rợn.

{keywords}
Có trường hợp bị hoại tử phải tháo khớp ngón tay.

Ông Doãn kể mình bị gút cả chục năm nay. Bác sĩ dặn nên tránh ăn thịt đỏ và thức ăn nhiều đạm, tuy nhiên ông không kiêng khem được do hay phải đi tiếp khách.

Biểu hiện đặc trưng

Cứ mỗi dịp Tết đến, số lượng người tới các bệnh viện khám vì bệnh gút lại tăng gấp đôi, gấp 3 so với ngày thường.

Bệnh gút là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purin làm tăng acid uric máu dẫn đến ứ đọng tinh thể muối urát tại khớp gây viêm khớp. Biểu hiện lâm sàng đặc trưng thường là sưng tấy, nóng, đỏ, đau dữ dội tại một hay nhiều khớp.

Cơ chế viêm của gút rất phức tạp, tinh thể muối urat kết tủa ở đâu sẽ gây viêm ở đó, có thể biến chứng là biến dạng khớp, tinh thể muối urat này cũng có thể kết tủa cả ở tim.

Có hai nguyên nhân khiến số người bị gút và lên cơn gút cấp tính tăng cao là do chế độ ăn uống và yếu tố về thời tiết.

Bữa ăn ngày Tết của ta quá đa dạng và phong phú cả về lượng và chất. Tuy nhiên những người đang bị gút lại cần có một chế độ ăn uống nghiêm ngặt.

60% bệnh nhân gút tới khám trong, trước và sau Tết là do ăn uống thiếu lành mạnh làm ảnh hưởng đến diễn tiến của bệnh. Các kết quả xét nghiệm của những bệnh nhân này cho thấy chỉ số về máu nhiễm mỡ tăng, men gan tăng, chức năng thận giảm…

Các thực phẩm tối kỵ

Người bị gút phải hạn chế ăn các thức ăn có đạm (purin). Cụ thể chỉ nên ăn khoảng 100-150g thịt/ngày. Tránh ăn nội tạng động vật, hải sản, thịt đỏ bởi những thực phẩm này có độ đạm rất cao.

Trong các cây, hạt họ đậu cũng có đạm thực vật, những loại rau mầm hay đồ ăn chua khi ăn phải cũng rất dễ khiến bệnh nhân gút lên cơn gút cấp.

Bác sĩ khuyên người bị bệnh gút phải cự tuyệt rượu bia bởi loại thức uống này vừa trực tiếp, vừa gián tiếp gây tăng sản xuất acid uric và giảm đào thải urat qua thận dẫn tới tình trạng tăng urat máu.

Bệnh nhân gút cũng nên tránh các loại nước ngọt, nước tăng lực, socola vì thành phần đường hóa học làm trầm trọng thêm rối loạn chuyển hóa, góp phần làm tăng urat máu cũng như tăng lắng đọng tinh thể urat.

{keywords}
Bệnh nhân gút cần tuyệt đối tránh bia, rượu.

Trong dịp Tết, bệnh nhân gút nên uống 2-3 lít nước kiềm mỗi ngày (nước ngâm alkalin) để trung hòa các acid dư thừa trong cơ thể và giúp thận thải urat, các chất độc ra khỏi cơ thể tốt hơn, tránh bị sỏi thận.

Nhằm tránh đau nhức xương khớp do cơn gút cấp gây ra để có thể khỏe mạnh đón Tết, các chuyên gia về bệnh gút bật mí: Tối, trước khi đi ngủ hãy ngâm chân nước nóng, thoa dầu vào gan bàn chân và đeo tất.

Thanh Huyền