- Nếu không can thiệp trước 6 giờ từ lúc bị đau tinh hoàn, các bé trai có thể bị hoại tử tinh hoàn và buộc phải cắt bỏ.

Bé trai 9 tuổi quê ở Ninh Thuận được bố mẹ đưa tới bệnh viện Nhi đồng 2 thăm khám do bị đau bìu trái 5 ngày và được điều trị ở bệnh viện tuyến dưới nhưng tình trạng không thuyên giảm.

Qua thăm khám, bác sĩ nghi ngờ bé bị xoắn tinh hoàn. Bệnh nhi được chỉ định mổ cấp cứu.

Kết quả phẫu thuật tinh hoàn trái xoắn 2 vòng, hoại tử. Bác sĩ đã buộc phải cắt bỏ tinh hoàn hoại tử và phẫu thuật cố định tinh hoàn còn lại.

{keywords}
Xoắn tinh hoàn thường gặp ở trẻ em

Cũng trong thời gian này, bé trai 2 ngày tuổi ở TP.HCM nhập viện vì sưng bìu trái từ sau sinh. Qua siêu âm bìu, bé được chỉ định mổ cấp cứu với chẩn đoán xoắn tinh hoàn trái. Kết quả phẫu thuật tinh hoàn trái xoắn hoại tử.

Nguy cơ khi tinh hoàn bị xoắn

Theo các bác sĩ, xoắn tinh hoàn là hiện tượng thừng tinh bị xoắn quanh trục của nó làm tắc nghẽn mạch máu nuôi tinh hoàn.

Xoắn tinh hoàn là một cấp cứu niệu khoa khẩn cấp thường gặp ở trẻ em, đặc biệt tuổi sơ sinh và tuổi dậy thì, chiếm tỉ lệ khoảng 1/4000 nam giới dưới 25 tuổi. Nguyên nhân do tinh hoàn không được cố định vững chắc.

Xoắn tinh hoàn là một trong những nguyên nhân thường gặp trong các nguyên nhân gây mất tinh hoàn ở nam giới.

Bệnh thường biểu hiện với đau bìu, sung tấy bìu, có thể kèm nôn ói, đau bụng, tiểu lắt nhắt.

{keywords}
Nhiều trẻ đến bệnh viện khi tinh hoàn đã bị hoại tử và buộc phải cắt bỏ. Ảnh minh họa

Với bệnh xoắn tinh hoàn, "thời gian vàng" điều trị bệnh chỉ gồm 6h đầu tiên tính từ lúc có biểu hiện đau.

Nếu đến trước 6h, 100% bệnh nhân được cứu tinh hoàn. Đến trong khoảng 6-12h thì khả năng cứu được tinh hoàn chỉ còn 50% và trong khoảng 12-24h thì chỉ còn 20% được cứu. Trên 24h sẽ không cứu được tinh hoàn.

Điều đáng lưu ý là có nhiều trẻ đến bệnh viện khi tinh hoàn đã bị hoại tử và buộc phải cắt bỏ. Trẻ bị cắt bỏ một tinh hoàn sẽ giảm 50% khả năng sinh con. Đặc biệt khi lớn, chuyện chỉ còn một tinh hoàn trong bìu sẽ ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của trẻ.

Hiện vẫn chưa tìm được nguyên nhân gây bệnh mà chỉ tìm ra được những yếu tố gây thuận lợi như chuyển đổi nồng độ nội tiết tố đột ngột (thường diễn ra ở tuổi dậy thì) và tinh hoàn bẩm sinh quá di động.

Bác sĩ khuyến cáo, để tránh cho trẻ bị xoắn tinh hoàn, cha mẹ phải chú ý nhiều đến yếu tố nguy cơ.

Với những trẻ có tinh hoàn di động (lúc sờ thấy có, lúc lại không thấy tinh hoàn trong bìu) thì cần đưa trẻ đến bệnh viện khám xem có nguy cơ xoắn hay không. Nếu có, các bác sĩ sẽ cố định tinh hoàn bằng một phẫu thuật nhỏ, nhẹ nhàng để tránh nguy cơ xoắn tinh hoàn về sau.

Ngoài ra, khi phát hiện trẻ đau vùng bìu đột ngột cần đưa đi khám ngay để được điều trị kịp thời.

Con nguy kịch, mẹ bất tỉnh bởi vũng nước trước nhà

Con nguy kịch, mẹ bất tỉnh bởi vũng nước trước nhà

Khi thấy con nằm bất tỉnh ở vũng nước trước sân nhà, người mẹ chạy lại cũng bị điện giật.

Ớn lạnh giun chui vào chân bé trai, bò lúc nhúc dưới da

Ớn lạnh giun chui vào chân bé trai, bò lúc nhúc dưới da

Trong lúc về quê ngoại chơi dịp hè, bé 5 tuổi bị ấu trùng giun chui vào cơ thể, bò lúc nhúc dưới da.

Căn bệnh trẻ dễ mắc phải vào dịp hè, bố mẹ nên biết

Căn bệnh trẻ dễ mắc phải vào dịp hè, bố mẹ nên biết

Thời tiết nóng bức làm cơ thể bé tiết ra nhiều mồ hôi. Đây là yếu tố thuận lợi để bụi bẩn và khuẩn bám vào da khiến cho da trẻ bị tổn thương.

Thách đố uống hơn 1 lít rượu, bé trai 11 tuổi hôn mê sâu

Thách đố uống hơn 1 lít rượu, bé trai 11 tuổi hôn mê sâu

Trong lúc mọi người đi vắng, Nênh cùng với nhóm bạn rủ nhau uống rượu. Vì bạn bè thách đố, Nênh đã uống hết hơn 1 lít rượu.

4 loại bệnh trẻ em hay gặp nhất mùa nắng nóng cha mẹ cần biết

4 loại bệnh trẻ em hay gặp nhất mùa nắng nóng cha mẹ cần biết

Theo các bác sĩ, thời tiết nắng nóng mùa hè là thời kỳ trẻ dễ mắc bệnh về tiêu chảy, viêm não Nhật Bản, da liễu. 

Văn Đức