- Mấy ngày qua nắng nóng gay gắt tại Nghệ An đã khiến số lượng trẻ em mắc các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa, da liễu tăng mạnh.
"Bật mí" cách bảo vệ sức khỏe cho trẻ mùa nóng gay gắt
Hơn 1.000 trẻ nhập viện mỗi ngày
BS.CKI Vương Thị Minh Nguyệt - Khoa khám bệnh, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, do thời tiết nắng nóng cộng với độ ẩm trong không khí tăng cao, những ngày gần đây, số lượng trẻ em đến khám bệnh và nhập viện do các bệnh mùa nắng nóng tăng đột biến.
Mỗi ngày Bệnh viện Nhi Nghệ An tiếp nhân hơn 1.000 bệnh nhi nhập viện điều trị vì thời tiết nắng nóng khắc nghiệt |
Theo thống kê, chỉ trong hai ngày 2-3/7, khoa Khám bệnh, BV Sản Nhi Nghệ An đã tiếp nhận 1.995 bệnh nhi đến khám. Hầu hết số trẻ đến khám đều mắc các bệnh liên quan tới thời tiết như sốt, phát ban, viêm da, thủy đậu, tay chân miệng, bệnh đường hô hấp hay tiêu chảy cấp.
Trung bình mỗi ngày có hơn 1.000 bệnh nhân điều trị nội trú, tập trung tại các khoa Hô hấp, khoa Bệnh nhiệt đới, khoa Tiêu hóa...
Theo quan sát, từ sáng sớm, tại sảnh chính Khoa khám bệnh có rất đông bệnh nhân và người nhà chờ đợi xếp hàng. Bên trong phòng khám, các y, bác sĩ đã phải làm việc hết công suất.
Có con đến khám tại bệnh viện, chị Nguyễn Thị Hồng (trú tại TP Vinh) chia sẻ: “Thấy cháu đi ngoài nhiều, tôi nghĩ là cháu bị tiêu chảy nên ra hiệu thuốc mua thuốc về tự điều trị. Uống thuốc được 1 ngày, bệnh của cháu không những không khỏi mà còn nặng hơn. Lo lắng quá nên sáng nay tôi phải đưa cháu đến bệnh viện điều trị”.
Phương pháp phòng chống bệnh ngày nắng
Theo lời khuyên của BS Vương Thị Minh Nguyệt, để phòng ngừa các bệnh mùa nắng nóng cho trẻ cần lưu ý một số biện pháp sau:
Thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm bằng cách vệ sinh sạch sẽ nơi chế biến, ăn chín uống sôi. Sử dụng các loại thực phẩm an toàn để phòng ngừa các rối loạn tiêu hóa, đường ruột.
Trẻ em rất dễ bị bệnh vì thời tiết nắng nóng trong những ngày qua ở Nghệ An |
Cần cho trẻ uống đủ nước khi ở nhà hay đi học. Cho trẻ uống thêm nước cam vắt, nước chanh; hạn chế sử dụng các loại nước đóng chai, nhất là nước có gas; không nên cho trẻ uống nhiều nước đá hay ăn những thức ăn quá lạnh.
Tắm gội sạch sẽ hàng ngày cho trẻ, thay quần áo cho trẻ mỗi khi bị ướt hay ra nhiều mồ hôi để tránh bị cảm lạnh, chốc lở, nhiễm nấm, không để trẻ gãi để tránh làm tổn thương, nhiễm trùng da.
Không nên cho trẻ nghịch đất, cát, không cho trẻ tắm biển hoặc sông, suối vào lúc còn nắng gắt. Mỗi khi ra nắng hay đi học phải đội mũ, nón rộng vành cho trẻ để không bị say nắng.
Tùy theo lứa tuổi của trẻ mà bật quạt số to hay nhỏ. Trẻ sơ sinh không nên để quạt quá gần, để quạt số nhỏ nhất và không nên để quạt thẳng vào mặt.
Đưa trẻ đi tiêm các loại vaccine để chủ động phòng bệnh cho trẻ. Đây là biện pháp hiệu quả để chủ động phòng các bệnh truyền nhiễm.
"Bật mí" cách bảo vệ sức khỏe cho trẻ mùa nóng gay gắt
Thời tiết nắng nóng tạo điều kiện cho vi khuẩn, siêu vi khuẩn dễ bùng phát tấn công trẻ.
Bị viêm màng não, bé 6 tháng suýt chết vì bị chẩn đoán sốt siêu vi
Sau 10 ngày điều trị ở phòng khám tư với chẩn đoán sốt siêu vi, mẹ bé thấy thóp trên đỉnh đầu con gái căng phồng, đầu sưng to.
Kinh hoàng khỉ cắn lún sọ bé gái 14 tháng tuổi
Con khỉ nhà hàng xóm xổng chuồng, lao tới cào vào mặt, cắn vào đầu bé gái 14 tháng tuổi.
Con nguy kịch, mẹ bất tỉnh bởi vũng nước trước nhà
Khi thấy con nằm bất tỉnh ở vũng nước trước sân nhà, người mẹ chạy lại cũng bị điện giật.
11 tuổi chỉ nặng 23 kg, mẹ 'thúc' con bằng hàng loạt sữa canxi
Cha mẹ có thể nhận biết trẻ bị chậm tăng trưởng chiều cao so với độ tuổi dựa trên những đặc điểm khá đơn giản.
Té ngã khi leo cây bé trai bị dập tủy sống, liệt hai tay
Trong lúc leo cây trâm hái quả, bé trai 12 tuổi ở miền Tây bị té ngã bất tỉnh. Bác sĩ xác định bé bị dập tủy sống, hư phổi, liệt 2 tay.
Căn bệnh trẻ dễ mắc phải vào dịp hè, bố mẹ nên biết
Thời tiết nóng bức làm cơ thể bé tiết ra nhiều mồ hôi. Đây là yếu tố thuận lợi để bụi bẩn và khuẩn bám vào da khiến cho da trẻ bị tổn thương.
Phạm Tâm – Quốc Huy