- Stress, căn bệnh thời hiện đại đang có chiều hướng gia tăng ngay cả ở những nước đang phát triển. Bạn có biết mình đã hoặc đang chớm mắc căn bệnh này? Dưới đây các bác sỹ sẽ trả lời những thắc mắc xung quanh stress.

7 dấu hiệu bất ngờ tiết lộ bạn bị stress
Học sinh Việt Nam sống trong stress
Stress - dạng bệnh tâm thần dễ bị bỏ qua

Stress có hại cho sức khoẻ không?

Stress tác động rất lớn đến cơ thể, tâm trạng, và hành vi. Một số tác động phổ biến là đau đầu, mệt mỏi, vấn đề về giấc ngủ, thiếu động lực, cảm thấy bị quá tải, lạm dụng ma túy hoặc rượu, và nhiều tác động khác.

 {keywords}

Stress có phổ biến không?

Có, stress ảnh hưởng đến tất cả mọi người! Nó có thể đến từ công việc, trường học, những thay đổi lớn trong cuộc sống, hoặc các sự kiện gây sang chấn. Mặc dù nói chung stress không tốt cho sức khoẻ, nhưng nó không hoàn toàn xấu. Đôi khi stress có thể thúc đẩy bạn chuẩn bị hoặc thực hiện cho một công việc mới hoặc nếu bạn đang sắp có kì thi.

 

Có tình trạng “ăn do stress” không?

Có. Khi bị stress, một số người có thể tìm đến đồ ăn như một cách để kìm nén hoặc giải tỏa những cảm xúc tiêu cực. Ngược lại, một số người lại ăn kém hơn khi gặp phải những cảm xúc này.

 

Stress có gây rụng tóc không?

Có, có khả năng rụng tóc và căng thẳng liên quan với nhau. Có một vài loại rụng tóc liên quan đến mức độ stress cao. Bằng cách kiểm soát stress, tóc của bạn có thể mọc trở lại.

 

Hút thuốc lá có thể giảm stress?

Sai. Đối với nhiều người, hút thuốc như một biện pháp giảm căng thẳng tức thời. Tuy nhiên bạn nên biết, những người nghiện thuốc lá có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và huyết áp.

Hơn nữa, thuốc lá làm nghẽn sự lưu thông các mạch máu. Như vậy thực chất thuốc là không hề làm người dùng nó tĩnh tâm lại, mà ngược lại, nó càng nguy hiểm hơn bao giờ hết đối với những người đang căng thẳng thần kinh, mắc bệnh stress.

 

Stress gây ra tình trạng thiếu vitamin và các nguyên tố vi lượng?

Sai. Stress không tác động trực tiếp tới tỉ lệ vitamin và các nguyên tố vi lượng hiện có trong cơ thể của người bệnh. Chính sự mất cân băng trong chế độ ăn uống của người mắc bệnh stress gây ra sự thiếu chất trong cơ thể họ chứ không phải stress gây nên tình trạng này.

Để bù đắp lại sự thiếu hụt này đòi hỏi bạn phải thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng trong một thời gian dài.

 

Sôcôla và các thực phẩm có đường là những món ăn chống stress?

Sai. Những thực phẩm có đường như sô cô la, bánh ngọt… chỉ là những thực phẩm mà chúng ta ăn theo sở thích. Tuy nhiên, tiềm ẩn bên trong những thực phẩm này các bệnh như béo phì, tiểu đường…

 

Chế độ dinh dưỡng không cân bằng làm tăng nguy cơ stress?

Đúng. Sức khoẻ yếu và rối loạn nhịp sinh học có thể gây ra bệnh stress. Mệt mỏi triền miên, lo lắng vì bệnh tật, ăn uống thất thường… đó là những lý do khiến bạn rơi vào căn bệnh này.

Nếu rơi vào tình trạng này, bạn phải thật bình tĩnh. Xây dựng lại cho mình một chế độ ăn cân bằng các chất dinh dưỡng. Chú trọng các thực phẩm: ngũ cốc, khoai tây, các loại bánh làm từ bột mì, gạo, cá thịt, trứng và các thực phẩm làm từ sữa. Giảm các thức ăn có chứa mỡ, thay thế mỡ lợn băng các loại dầu thực vật trong chế biến món ăn.

 

Khi nào stress là bình thường và khi nào là bệnh lý?

- Stress là một đáp ứng của cơ thể trước một tác nhân trong điều kiện thông thường. Stress là đáp ứng thích nghi bình thường về tâm lý, sinh học và tập tính.

- Stress bình thường chính là sự đáp ứng thích hợp để có được phản ứng đúng tạo được một cân bằng mới sau khi chịu tác động từ bên ngoài. (Gồm 2 giai đoạn: báo động và chống đỡ).

-Stress bệnh lý: khả năng đáp ứng của cơ thể không thích hợp, không tạo được cân bằng mới, xuất hiện các rối loạn chức năng, cơ thể, hành vi. (Gồm 2 nhóm: Stress bệnh lý cấp tính và Stress bệnh lý kéo dài).

Ngoài những thắc mắc thường thấy trên đây, bạn có thể có những thắc mắc khác liên quan đến stress thì có thể hỏi ngay bác sĩ tâm lý hoặc chuyên gia về vấn đề này nhé. Nếu bạn đang có những thắc mắc tương tự như trên, chúng tôi đã giúp bạn giải đáp rồi. Đó sẽ là thững thông tin ưu ích về stress mà bạn đang muốn tìm.

Thái Thị Hậu