- GS.TS Nguyễn Lân Việt - Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam cho biết, người Việt bị tăng huyết áp thường có thói quen điều trị một đợt rồi ngừng hoặc đua nhau đi tầm soát sớm ung thư mà quên xét nghiệm kiểm tra những bệnh cơ bản khác như huyết áp, tim mạch…
Quỹ Tim mạch Việt Nam phối hợp với Viện Tim mạch Việt Nam chiều nay tổ chức họp báo về thực trạng đáng báo động về bệnh tăng huyết áp tại Việt Nam nhân dịp Ngày Thế giới phòng chống tăng huyết áp (17/5).
GS.TS Nguyễn Lân Việt, GS.TS Đỗ Doãn Lợi và PGS.TS Phạm Mạnh Hùng trong cuộc họp báo |
Tại đây, GS. Việt cho biết, ở VN, năm 2009 tỉ lệ tăng huyết áp ở người lớn là 25,4% và tới năm 2016, tỉ lệ này đang ở mức báo động đỏ là trên 40%.
Bệnh tăng huyết áp được coi là “kẻ giết người thầm lặng” vì không có những triệu chứng điển hình. Một số người có triệu chứng lâm sàng như chóng mặt, đau đầu, ù tai… nhưng rất nhiều người bị tăng huyết áp lại không có biểu hiện này.
Theo WHO, mỗi năm trên thế giới có 17,5 triệu người chết vì các bệnh tim mạch, nhiều hơn 4 lần tổng số người tử vong của 3 bệnh lý HIV, sốt rét và lao phổi.
Trẻ em cũng có thể tăng huyết áp
Ở thời điểm hiện tại, dù chưa có con số thống kê cụ thể nhưng tỷ lệ người trẻ bị tăng huyết áp ngày càng tăng. GS. Việt nhấn mạnh, ngay cả trẻ em cũng có thể tăng huyết áp do các bệnh lý như: Viêm cầu thận, hẹp eo động mạch chủ…
Tỉ lệ trẻ em béo phì cũng ngày một gia tăng. Trước mắt béo phì chưa gây ra chứng tăng huyết áp nhưng về sau sẽ dẫn tới hội chứng chuyển hóa, từ đó gây ra nhiều biến chứng về tim mạch.
Tăng huyết áp là nguyên nhân gây tử vong và gánh nặng bệnh tật hàng đầu trên thế giới, nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ não và suy tim, hàng thứ hai gây ra nhồi máu cơ tim; là vấn đề sức khỏe thường gặp nhất trong cộng đồng khi cứ 4 người lớn lại có một người bị tăng huyết áp.
Tuy nhiên, 3 nghịch lý thường gặp đối với căn bệnh này là dễ phát hiện (bằng cách đo huyết áp đơn giản) nhưng thường bị bỏ sót; Dễ điều trị nhưng không được điều trị, với khoảng hơn 50% bệnh nhân được phát hiện tăng huyết áp không được điều trị; Có nhiều thuốc và tiến bộ về thuốc hiệu quả trong điều trị nhưng đa số bệnh nhân được điều trị lại không được khống chế huyết áp đạt yêu cầu.
GS. Việt nêu thực trạng, người bệnh thường có kiểu điều trị một đợt (như các loại bệnh thông thường) rồi ngừng khi đỡ triệu chứng. Trong khi đó, bệnh này cần uống thuốc đều, lâu dài ngay cả khi không có triệu chứng và chỉ số huyết áp hạ xuống mức bình thường.
GS. TS Đỗ Doãn Lợi - Viện trưởng Viện Tim mạch khuyến cáo, tăng huyết áp hoàn toàn có thể điều trị và tránh được các biến chứng nguy hiểm nếu tuân thủ cách phòng bệnh gồm: chế độ ăn uống hợp lý và giảm muối; ăn nhiều rau xanh, hoa quả; hạn chế rượu bia; không hút thuốc lá, thuốc lào; vận động thể lực và duy trì cân nặng phù hợp.
Còn theo GS.TS Nguyễn Lân Việt, trong khi việc đo huyết áp hàng ngày là cần thiết “nắm được số đo huyết áp như biết chính tuổi của mình” - ông khuyến cáo thì cũng không nên ám ảnh căn bệnh này mà đo quá nhiều. “Một ngày đo hai lần theo giờ nhất định là phù hợp”, ông nói.
Bài tập khí công đánh bay tiểu đường, huyết áp cao
Các bài tập khí công đơn giản dưới đây dành cho người bị tiểu đường và huyết áp. Nên thực hiện sau khi ăn từ 45-60 phút.
Đã tìm ra ‘kẻ thù’ của mỡ máu, mỡ gan, huyết áp
Nhiều công trình nghiên cứu trong 40 năm chứng minh nần nghệ có tác dụng hạ mỡ dư thừa trong máu; giảm gan nhiễm mỡ; hạ và bình ổn huyết áp.
Tìm ra cây thuốc giúp hạ mỡ máu, mỡ gan, huyết áp
Nần nghệ (Dioscorea collettii) - nguồn gen dược liệu cực hiếm giúp hạ mỡ trong máu, hạ mỡ trong gan, hạ và ổn định huyết áp bất ngờ được tìm thấy ở Sơn La, Việt Nam.
Nguy hiểm khôn lường khi huyết áp lúc tăng lúc giảm
Tăng huyết áp hay hạ huyết áp đều là những dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm, trong khi triệu chứng lại khá mù mờ. Đến khi có những biểu hiện rõ rệt, bệnh đã tiến triển xa…
Huyết áp cao hay thấp đều làm đau tim, đột quỵ
Không chỉ huyết áp cao, huyết áp thấp cũng đáng lo ngại. Máu lưu thông kém có thể dẫn tới đau tim, đột quỵ và suy thận.
Thái An