- Người dân làng Trinh Lương (Phú Lương, Hà Đông, Hà Nội) đang sống trong bất an vì hầu như nhà nào cũng có người mắc sốt xuất huyết. Cả làng vắng hơn vì mọi người luân phiên nhau đi bệnh viện.
Từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận gần 7.700 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Riêng tháng 7, TP có 1.389 trường hợp mắc bệnh. Các quận có tỷ lệ mắc cao là Hoàng Mai, Đống Đa, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hà Đông, Ba Đình.
Phú Lương có khoảng 22.000 nhân khẩu được chia thành 22 tổ. Trong đợt dịch sốt xuất huyết này, các tổ 11, 12 có số lượng người mắc khá lớn.
Anh Nguyễn Thiên Hiểu (27 tuổi, tổ 18 phường Phú Lương) vừa dứt cơn sốt được một ngày bác sĩ vẫn phải đến nhà theo dõi bệnh |
Làng Trinh Lương vốn đông dân, khá sầm uất của phường Phú Lương, tuy nhiên thời gian này, dịch bệnh sốt xuất huyết đã làm cho không khí ở đây trầm lắng, ai ai cũng mệt mỏi, bất an.
Câu chuyện quanh khu chợ, quán nước trong làng luôn chỉ xoay quanh chủ đề nhà đang có bao nhiêu người sốt xuất huyết, hay ai vừa phải đi viện.
Hầu như nhà nào cũng có người mắc bệnh, nhà đông nhất có tới 3 - 4 người đều phải nhập viện.
Đường làng ẩm ướt không được vệ sinh |
Chưa bao giờ làng có nhiều người sốt xuất huyết đến thế
Trong căn nhà cuối ngõ, vợ chồng ông Nguyễn Đình Lương (tổ 11) vừa lau đèn diệt muỗi vừa than thở: "Mới có một đêm mà muỗi đã bâu đen lấy đèn". Nhà ông Lương có 4 người thì 3 người ốm "thập tử nhất sinh" vì sốt xuất huyết, chỉ còn người con trai đang học ở Triều Khúc là may mắn không sao.
Bà Nga (vợ ông Lương) nhớ lại: "Cách đây 1 tháng, cả nhà nổi mẩn đỏ khắp người, không còn sức để làm gì. Ngày đầu tiên, tôi sốt rét, người đau ê ẩm, cán bộ y tế xã về nhà truyền nước nhưng không đỡ. Đến hôm sau phải gấp rút đi viện mới phát hiện ra là bị sốt xuất huyết".
Bà Nga chia sẻ thêm, ở làng này, nhà nào cũng bị sốt xuất huyết, từ trẻ con đến người lớn; nhẹ thì sốt rét, người nhức mỏi, phát ban, nặng thì tụt tiểu cầu xuống gần 0 phải nằm viện điều trị.
Giếng nước giữa làng, cây cối um tùm là môi trường lý tưởng cho muỗi sinh sống |
"Dịch đi tới nhà nào thì điêu đứng nhà đó, vừa hao tổn tinh thần vừa tốn kém. Người nào bị sốt đi vào viện cũng tốn từ 3-5 triệu, nhiều gia đình cả nhà bị chi phí đội lên rất cao" - bà Nga ngậm ngùi.
Bà Dung (82 tuổi, tổ 12) chia sẻ: "Sống đến bằng này tuổi, chưa năm nào tôi thấy làng này có nhiều người bị sốt xuất huyết đến thế. Nhà tôi già trẻ gái trai đều bị hết, nhưng may bị nhẹ, truyền nước vài ngày là khỏi".
Ông Lương chuẩn bị đèn chống muỗi |
Ông Phạm Bá Hải (tổ trưởng tổ 11) cho hay, từ lúc phát dịch đến nay đã gần 2 tháng, hầu hết nhà nào cũng có từ 2-3 người bị, có gia đình cả nhà mắc.
“Tổ 11 rất nhiều nhà có người bị sốt xuất huyết, cứ người này khỏi, người kia lại bị. Hơn 1 tháng nay, người dân quay cuồng với đại dịch, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt”, ông Hải nói.
Sau một đêm muỗi bâu kín đèn |
Trước tình trạng này, ngay trong sáng 26/7 người dân các thôn xóm Phú Lương đã phải làm bản cam kết thực hiện tốt các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết Dengue như thường xuyên vệ sinh nhà cửa, cọ rửa các vật dụng chứa nước sinh hoạt, thay nước bình hoa, cây cảnh, không treo quần áo bừa bãi…
Sốt xuất huyết tăng cao, bệnh nhân doạ ‘tính sổ’ với BV
Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới chia sẻ, có trường hợp sốt xuất huyết nhẹ, BS tư vấn về nhà theo dõi liền bị bệnh nhân vác gậy đuổi, thậm chí doạ sẽ tính sổ với BV.
Vào viện tươi tỉnh, 3 tiếng sau chết đột ngột vì... muỗi đốt
Bác sĩ từng chứng kiến bệnh nhân sốt xuất huyết ngày thứ 3 vào viện tươi tỉnh nhưng 3 tiếng sau chết đột ngột do chảy máu não không thể can thiệp được gì.
Báo động: Sốt xuất huyết tại Hà Nội tăng vọt 4 lần
Sốt xuất huyết tại Hà Nội đến sớm hơn 3 tháng, số ca mắc đã lên tới gần 4.000 ca, tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 2016.
Cách phòng và điều trị bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Chính vì thế mọi người nên biết cách phòng tránh và điều trị bệnh phù hợp.
Trần Thường