Chàng trai 18 tuổi luôn lo ngại, nếu thiếu thuốc, anh có thể “tè dầm” bất cứ lúc nào.

Seb Cheer, 18 tuổi, đến từ ĐH Leeds, Cardiff , Anh đã phải dùng thuốc liên tục để kiểm soát chứng bàng quang tăng hoạt của mình.

Tình trạng này khiến cho cơ bàng quang của Seb hoạt động tự phát, mất kiểm soát dẫn đến sự thôi thúc đi tiểu. Seb đã phải chịu đựng chứng bàng quang tăng hoạt suốt cả tuổi thơ.

Khi còn là một đứa trẻ, Seb vẫn phải đeo bỉm cho tới khi lên 7 và phải thay quần áo thường xuyên khi học tiểu học do tiểu dầm.

Mẹ của anh, bà Brenda, một điều dưỡng nhi khoa chuyên chăm sóc cho những người trẻ bị các rối loạn về bàng quang và ruột đã thông báo cho nhà trường về tình trạng của con trai và đề nghị họ cho phép anh ra khỏi lớp đi vệ sinh bất cứ khi nào anh cần. 

{keywords}
Seb Cheer đã phải đóng bỉm suốt 18 năm nay


Khi Seb lên trung học, anh được uống thuốc và các giáo viên cũng được mẹ anh thông báo về tình trạng của anh nên chưa bao giờ Seb bị trêu trọc.

“Nếu không có thuốc, tôi có nguy cơ tiểu dầm ra giường. Tình trạng này dễ đối phó khi ở nhà vì giường của tôi được trang bị thấm hút đặc biệt. Nhưng khi tôi ở cùng bạn bè hoặc khi đi cắm trại, đó có thể là vấn đề lớn”, Seb tâm sự.

Tuy nhiên ngay cả khi dùng thuốc, Seb cũng phải điều chỉnh lối sống để không ảnh hưởng tới liều lượng, nghĩa là anh không thể uống rượu bia 1 tiếng trước hoặc 8 tiếng sau khi uống thuốc, điều này không phải lúc nào cũng được tuân thủ tốt với đời sống của sinh viên.

Chứng bàng quang tăng hoạt của Seb không chỉ ảnh hưởng tới anh vào ban đêm. Chàng sinh viên báo chí cũng phải tránh tiểu dầm vào ban ngày. Hiện tại, Seb đang cố gắng giảm sự phụ thuộc của mình vào thuốc.

'Tôi bắt đầu bỏ thuốc từ năm ngoái. Tôi đã tiểu dầm khá nhiều lần khi mới bỏ thuốc nhưng cuối cùng bộ não của tôi đang bắt đầu phát huy vai trò”, Seb nói.

Seb không phải là trường hợp duy nhất, theo Hội Sức khỏe bàng quang Anh, ước tính trong 10 trẻ ở độ tuổi đến trường có 1 trẻ vẫn tiểu dầm, 6 người lớn thì có 1 người có triệu chứng này. 

Bàng quang tăng hoạt là gì?

Bàng quang tăng hoạt là tình trạng bệnh lý phổ biến trong đó cơ bàng quang co lại quá thường xuyên một cách tự phát và không tự chủ.

Những người mắc bệnh có thể chỉ cần đi tiểu thường xuyên và không có dấu hiệu cảnh báo, một số người sẽ tiểu tiện không kiểm soát.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, có thể bao gồm nhiễm trùng đường niệu, tắc nghẽn đường niệu, bệnh não như Parkinson hoặc tổn thương do đột quỵ. Caffein hoặc rượu có thể khiến cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn.

Các triệu chứng chính là tiểu tiện thường xuyên, không có dấu hiệu báo trước, tiểu dầm trong khi ngủ hoặc khi quan hệ tình dục hoặc phải thức dậy trong đêm để đi tiểu.

Bàng quang tăng hoạt có thể mắc ở mọi độ tuổi. Bệnh trở nên phổ biến hơn ở người già hoặc phụ nữ sau khi sinh con.

 

 

Nguyên Hạ (Theo Dailymail)

 

Đi công tác nhiều, lại mắc tiểu tiện không tự chủ!

Đi công tác nhiều, lại mắc tiểu tiện không tự chủ!

Tôi bị tiểu tiện không tự chủ nên thường xuyên phải sử dụng túi tiểu, rất phiền toái. Tôi phải làm sao?

Vợ mắc bệnh khó nói 20 năm không dám gần chồng

Vợ mắc bệnh khó nói 20 năm không dám gần chồng

20 năm nay, tuần nào chị cũng lên thăm chồng nhưng không dám ngủ lại qua đêm chỉ vì căn bệnh khó nói của mình.

Mách nhỏ chị em 5 cách đối phó chứng són tiểu

Mách nhỏ chị em 5 cách đối phó chứng són tiểu

Đảm bảo dinh dưỡng, tập tăng sức mạnh cơ sàn chậu, đến cơ sở y tế để có hướng điều trị, không quên “trợ thủ” băng thấm tiểu … là những điều phụ nữ cần lưu ý để chứng bệnh khó nói không ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc.

Ăn bò khô nhuộm phẩm màu, bé trai cấp cứu vì tiểu ra máu

Ăn bò khô nhuộm phẩm màu, bé trai cấp cứu vì tiểu ra máu

Sau ăn thịt bò khô, bé H. thấy chóng mặt, buồn nôn, sốt nhẹ, đi tiểu màu đỏ, da nhợt nhạt dần.