- Dự phòng sau phơi nhiễm HIV nên được bắt đầu càng sớm càng tốt cho người có nguy cơ lây nhiễm, tốt nhất trong 6 tiếng và không quá 72 giờ.
Theo kết quả xét nghiệm từ Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, 1 trong 2 nghi can trộm chó bị người dân ấp Tân Cang, xã Tân Phước, TP Biên Hòa, Đồng Nai đánh trọng thương, có kết quả dương tính với HIV.
Gia đình bệnh nhân cũng thông báo với bác sĩ rằng người này từng bị nhiễm HIV.
1 trong 2 nghi can trộm chó dương tính với HIV |
ThS BS Phan Thái Sơn - Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho hay, cần thận trọng khi kết luận nhiễm HIV, bởi để xác định 1 người nhiễm HIV cần phải làm qua nhiều xét nghiệm.
Chỉ định và kết quả xét nghiệm còn tùy giai đoạn của bệnh nhân.
Về lý thuyết, chỉ khi nào có sự tiếp xúc trực tiếp với máu và các dịch tiết của cơ thể người có HIV thì mới có nguy cơ lây nhiễm. Các trường hợp cụ thể như:
- Vết thương do bị bơm kim tiêm hoặc các dụng cụ sắc nhọn của người bị HIV đâm vào.
- Máu hay chất dịch của cơ thể của người có HIV bắn vào các vùng da bị tổn thương trên cơ thể hoặc bắn vào niêm mạc như mắt, mũi, họng…
- Tổn thương qua da do các ống đựng máu hoặc chất dịch của người bị bệnh HIV bị vỡ đâm vào.
- Quan hệ tình dục với người có HIV mà không sử dụng bao cao su.
Người bị phơi nhiễm với HIV, nếu thực hiện đúng các xử lý ban đầu và được uống thuốc dự phòng sớm thì khả năng tránh được lây nhiễm HIV rất cao.
* Tổn thương do kim tiêm hay vật sắc nhọn:
- Rửa ngay vết thương dưới vòi nước.
- Để vết thương tự chảy máu trong một thời gian ngắn, không nặn bóp vết thương.
- Rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch.
* Bắn máu hoặc dịch tiết cơ thể lên da bị tổn thương:
- Rửa khu vực bị tổn thương ngay bằng xà phòng và nước dưới vòi nước chảy
- Không sử dụng thuốc sát khuẩn trên da
- Không cọ hoặc chà khu vực bị tổn thương
* Bắn máu hoặc dịch tiết lên mắt:
- Xả nước nhẹ nhưng thật kỹ dưới dòng nước chảy hoặc nước muối 0,9% vô khuẩn trong ít nhất 15 phút trong lúc mở mắt, lộn nhẹ mi mắt.
- Không dụi mắt
* Bắn máu, dịch cơ thể lên miệng hoặc mũi:
- Nhổ khạc ngay máu hoặc dịch cơ thể và xúc miệng bằng nước nhiều lần
- Xỉ mũi và rửa sạch vùng bị ảnh hưởng bằng nước hoặc nước muối 0,9% vô khuẩn.
- Không sử dụng thuốc khử khuẩn
- Không đánh răng
* Bắn máu và dịch cơ thể lên da nguyên vẹn
- Rửa khu vực bị vấy máu hoặc dịch cơ thể ngay bằng xà phòng và nước dưới vòi nước chảy
- Không chà sát khu vực bị vấy máu hoặc dịch
Sau khi xử trí ban đầu, nạn nhân nên đến cơ quan y tế chuyên khoa để được tư vấn, xét nghiệm và dùng thuốc dự phòng nếu bác sĩ xác định có nguy cơ lây nhiễm HIV.
* Điều trị dự phòng bằng ARV cho người bị phơi nhiễm
Dự phòng sau phơi nhiễm nên được bắt đầu càng sớm càng tốt cho tất cả đối tượng có nguy cơ lây nhiễm HIV tối ưu nhất trong vòng 72 giờ (tốt nhất trong 6 giờ đầu sau phơi nhiễm).
Nghi can trộm chó bị đánh bầm dập nhiễm HIV
Hai người nghi trộm chó bị dân vây bầm dập, đốt xe máy là em vợ và anh rể. Kết quả xét nghiệm, người anh rể dương tính với HIV.
Vụ tai nạn ở Kon Tum: 34 người được điều trị phơi nhiễm HIV
Thêm 10 người tham gia cứu người trong vụ tai nạn giao thông tại xã Đắk Hring (Đắk Hà, Kon Tum) vào ngày 30/6 được xét nghiệm, chỉ định điều trị phơi nhiễm HIV.
Tai nạn 4 người chết ở Kon Tum: Xét nghiệm máu 24 người nghi phơi nhiễm HIV
Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Kon Tum cho biết, đã tư vấn, xét nghiệm mẫu máu cho 24 người nghi bị phơi nhiễm HIV khi tham gia cứu nạn trong vụ tai nạn tại xã Đắk Hring (huyện Đắk Hà).
Vụ cứu người tai nạn: 24 người nghi phơi nhiễm HIV phải làm gì?
17 y, bác sĩ và 7 người dân tại Kon Tum hiện đã được uống thuốc ARV điều trị phơi nhiễm HIV và sẽ được xét nghiệm lại sau 3 tháng.
Tai nạn 4 người chết ở Kon Tum: 17 y, bác sĩ nghi ngờ phơi nhiễm HIV
1 trong 4 nạn nhân tử vong trong vụ tai nạn nhiễm HIV, trong lúc cấp cứu, 17 y, bác sĩ và 7 người dân không biết nên không phòng hộ.
Văn Đức