- Chị Hà hơn chồng 6 tuổi, cả 2 cùng ngồi xe lăn nhưng chưa bao giờ niềm khao khát có con thôi cháy bỏng.

Hành trình 5 năm chữa vô sinh của vợ chồng chị Trương Thị Hà (40 tuổi) và anh Lê Văn Nam (36 tuổi) ở Nông Cống, Thanh Hoá chan chứa cả nước mắt và hạnh phúc. Đã có lúc tưởng như phải đánh cược cả tính mạng để có được con.

Chị Hà bị liệt nửa người từ nhỏ sau một trận sốt cao, tay cũng không thể nắm giữ như người bình thường, anh Năm gắn bó với chiếc xe lăn từ khi 17 tuổi sau khi ngã từ trên cây cao. Đã có lúc, anh Năm tìm cách quyên sinh vì thấy cuộc đời như chấm dứt, sau đó trời xe duyên cho anh gặp vợ ở một lớp học vi tính. Cả 2 kết hôn vào cuối năm 2012.

{keywords}
Vợ chồng chị Hà hạnh phúc khi có được bé trai kháu khỉnh sau 5 năm chữa vô sinh

Khi quyết đến với nhau, đôi bên gia đình đều ngăn cản vì mọi sinh hoạt trong nhà gần như phải phụ thuộc vào người khác. Đến khi 2 vợ chồng chia sẻ mong ước có con, không chỉ bố mẹ mà bạn bè cũng đều phản đối vì lo cả 2 không thể chăm.

Vượt qua áp lực, vợ chồng chị Hà nhiều lần bắt taxi ra BV Nam học và hiếm muộn Hà Nội để kiểm tra sức khoẻ. Kết quả, chồng xuất tinh không có tinh trùng, tỉ lệ tinh trùng bị dị dạng, bất động cao.

Khi thăm khám, BS Lê Thị Hiền, Phó giám đốc BV từng nhiều lần khuyên chị Hà không nên mang thai vì có thể nguy hiểm tới tính mạng. Một người bị liệt mang thai cũng sẽ vất vả gấp trăm lần người thường. Nhưng khi thấy quyết tâm của vợ chồng chị Hà, BS Hiền đã đồng ý giúp.

“Trong lần thụ tinh đầu tiên, BS không tạo được phôi nào. Tin này khiến vợ chồng tôi rất buồn chán nhưng sau đó tự động viên mình phải thật lì thì mới mong có con được. Có người làm tới 6-7 lần cơ mà. May mắn, lần 2 BS tạo được 10 phôi khoẻ mạnh”, chị Hà hạnh phúc nhớ lại.

Để giữ thai, chị Hà gần như nằm bất động suốt thai kỳ. Tuy nhiên khi được khoảng 3 tháng, thai bị động, vợ chồng chị phải khăn gói ra BV Phụ sản Hà Nội điều trị nửa tháng.

Chị Hà kể, trong suốt quá trình mang thai, đã có lúc cơ hội chỉ còn 1% nhưng BS Hiền luôn gọi điện tư vấn, động viên 2 vợ chồng cố gắng và hướng dẫn các biện pháp dưỡng thai.

{keywords}
Bé Nam Phúc nằm ngoan trong vòng tay của bố

Hạnh phúc mỉm cười khi ngày 1/5 vừa qua, chị Hà sinh mổ con trai Lê Trương Nam Phúc ở tuần thai thứ 36, nặng 2,6kg.

Tuy nhiên, gia đình chưa kịp tận hưởng niềm vui thì đúng lúc đó BS thông báo chị Hà bị xẹp phổi, nguy hiểm đến tính mạng phải cấp cứu, còn bé Phúc có một chút vấn đề ở hậu môn. Nghe xong anh Năm như chết lặng. Nhưng cuối cùng, mọi thứ đều ổn.

Đến nay, bé Nam Phúc đã được 3 tháng 19 ngày. Nhớ lại hành trình tìm trái ngọt của 2 vợ chồng, chị Hà rưng rưng xúc động không nói nên lời.

“Nếu không quyết định liều thì chúng tôi đã không được hưởng niềm vui như hôm nay. Dù phía trước còn rất nhiều khó khăn, nhưng hiện tại vợ chồng tôi vô cùng hạnh phúc”, anh Năm chia sẻ.

Anh cũng không quên gửi lời cảm ơn đến cha mẹ 2 bên, đã hỗ trợ kinh tế giúp vợ chồng anh hiện thực hoá giấc mơ. Anh Năm cho biết, trong suốt 5 năm chạy chữa, tổng chi phí hết gần 500 triệu đồng, trong đó riêng tiền đi lại đã chiếm 1/5.

Hiện tại, 2 vợ chồng anh đã ở riêng nên phải thuê thêm người hỗ trợ chăm sóc bé.

Kỳ tích, cô giáo 60 tuổi sinh quý tử, nuôi con bằng sữa mẹ

Kỳ tích, cô giáo 60 tuổi sinh quý tử, nuôi con bằng sữa mẹ

Bé trai chào đời khi cô Nguyệt đã 60 tuổi và đến nay tròn 18 tháng nhưng vẫn được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ.

‘Xuất trận không quân’ vẫn có thể có con

‘Xuất trận không quân’ vẫn có thể có con

Anh Hảo đã ôm hồ sơ xét nghiệm đến nhiều nơi nhưng đều nhận được những cái lắc đầu vì... 100% ‘con giống’ bất động.

Bác sĩ kể chuyện bắt tinh trùng cho quý ông

Bác sĩ kể chuyện bắt tinh trùng cho quý ông

Trong hàng triệu tinh trùng chết như ngả rạ, các bác sĩ phải căng mắt rình từng con, chỉ cần hơi động đậy là bắt ngay. 

Tuổi mãn, gần 60 xin trứng sinh quý tử

Tuổi mãn, gần 60 xin trứng sinh quý tử

Một phụ nữ mãn kinh 58 tuổi đã sinh con thành công sau khi xin noãn của người khác để thụ tinh ống nghiệm.

Thúy Hạnh