Một trong những nhà hoạt động chính trị nổi tiếng nhất Ấn Độ vừa chấm dứt 16 năm biểu tình tuyệt thực khi liếm chút mật ong từ ngón tay.

Theo NPR, Irom Sharmila, 44 tuổi, "bà đầm thép" của bang Manipur, hôm 9/8, đã nếm thức ăn lầu đầu tiên kể từ khi tuyệt thực vào năm 2000. "Tôi sẽ không bao giờ quên khoảnh khắc này", Sharmila nói.

{keywords}

Người phụ nữ biểu tình tuyệt thực một mình này đã trở thành biểu tượng kháng cự của Manipur. Bà Sharmila hành động như vậy để phản đối luật an ninh hà khắc, trao quyền lực rất lớn cho lực lượng an ninh ở bang Manipur, phía đông bắc Ấn Độ.

Irom Sharmila bị ép ăn qua một ống xông ở mũi và bị cảnh sát bắt giữ từ tháng 11/2000.

{keywords}

Ở Ấn Độ, tuyệt thực bị coi là một tội ác - âm mưu tự sát. Do đó nhà chức trách đã buộc bà này phải ăn. Tuy nhiên, sau nhiều năm tháng nỗ lực không hiệu quả, bà Sharmila đã tìm ra một hướng đi khác.

Sáng sớm hôm 9/8, một thẩm phán đã cho phép nhà hoạt động này được bảo lãnh sau khi bà khẳng định sẽ chấm dứt việc tuyệt thực.

Vài giờ sau, xuất hiện tại một cuộc họp báo, bà Sharmila đã nếm mật ong, sau khi được bỏ ống xông. Sharmila cho hay, bà sẽ tranh cử trong cuộc bỏ phiếu của bang Manipur vào năm 2017 để tiếp tục cuộc đấu tranh trên chính trường, Guardian đưa tin.

{keywords}

"Tôi cần sức lực để hủy bỏ quyết định đó. Tôi chính là hiện thân của một cuộc cách mạng". Sharmila bắt đầu tuyệt thực sau khi 10 dân thường bị lực lượng bán vũ trang ở Manipur giết hại.

Đạo luật trao quyền đặc biệt cho lực lượng vũ trang hiện có hiệu lực ở Kashmir (vùng Ấn Độ kiểm soát) và nhiều khu vực khác ở đông bắc nước này, những nơi đang xảy ra dấy loạn ly khai.

Luật cho phép lực lượng an ninh được quyền bắn chết nghi phạm khủng bố mà không lo bị xét xử cũng như bắt nghi phạm nổi dậy không cần giấy phép. Luật này cũng trao quyền bắt giữ và lục soát cho cảnh sát.

  • Hoài Linh