Triều Tiên hôm 21/5 thử nghiệm tên lửa đạn đạo tầm trung nhiên liệu rắn Pukguksong-2, đánh dấu một bước nhảy vọt lớn trong năng lực tên lửa. Đây là một điều mà tình báo Mỹ cũng như các chuyên gia không ngờ tới.

Các chuyên gia về Triều Tiên vẫn cho rằng phải thêm nhiều năm nữa Bình Nhưỡng mới có được sự tiến bộ vượt bậc như vậy.

Mong đợi có một tên lửa nhiên liệu lỏng tới khi sở hữu được tên lửa nhiên liệu rắn giống như kỳ vọng có con dao song bạn lại nhận được một thanh kiếm lớn. Theo đó, tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn sẽ bay nhanh hơn, đáng tin hơn và khó đánh chặn hơn.

{keywords}

Tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng cần phải nạp lại nhiên liệu trước khi phóng, do đó, sẽ có vài giờ trống để một cuộc không kích có thể diễn ra nhằm tiêu diệt tên lửa này. Tuy nhiên, tên lửa dùng nhiên liệu rắn lại không có giới hạn. Mỹ đã sử dụng công nghệ nhiên liệu rắn cho các tên lửa đạn đạo liên lục địa của nước này.

Theo Sputnik, kỹ sư về hàng không vũ trụ John Schilling, một thành viên của trang mạng cố vấn 38 North chuyên phân tích tình hình Triều Tiên từng ước tính hồi tháng 3/2016 rằng Bình Nhưỡng sẽ sở hữu tên lửa dùng nhiên liệu rắn trong vòng 5 năm nữa. Tuy nhiên, sau vụ thử nghiệm 5/2017, Schilling đã chỉnh lại đánh giá của mình là "hơn một năm nữa".

Nếu và khi dự báo này thành hiện thực, nó sẽ giúp Triều Tiên có khả năng tấn công mạnh mẽ nhằm vào các mục tiêu ở Hàn Quốc và Nhật, Schilling nhận xét. "Tên lửa nhiên liệu rắn sẽ khiến Triều Tiên có khả năng trả đũa nếu nước này là nạn nhân của một vụ tấn công".

Schilling ước tính, Triều Tiên sẽ có tên lửa đạn đạo liên lục địa sử dụng nhiên liệu lỏng có khả năng bắn tới Mỹ vào năm 2020 và tên lửa dùng nhiên liệu rắn vào năm 2025.

Dưới sự giám sát của Washington, Triều Tiên đã chế tạo, thử nghiệm và hoàn thiện một thế hệ các tên lửa tầm trung mới. Việc này mở ra khả năng Triều Tiên sẽ làm Washington ngạc nhiên hơn nữa, lần này là tên lửa đạn đạo liên lục địa tầm xa có khả năng đe dọa khu vực đất liền của Mỹ. Với diễn tiến như hiện thời của Triều Tiên, câu hỏi đặt là khi nào, chứ không phải nếu.

"Với diễn tiến hiện nay, chính quyền Bình Nhưỡng sẽ thành công trong việc sở hữu một tên lửa được vũ trang bằng hạt nhân, có thể đe dọa đất liền Mỹ", giám đốc cơ quan tình báo quốc phòng Mỹ - trung tướng Vincent Stewart tuyên bố trong một cuộc họp ở Thượng viện hôm 23/5.

Ngoài tên lửa Pukguksong-2, Triều Tiên đã thử thành công một loại tên lửa tầm trung dùng nhiên liệu lỏng khác (Hwasong 12) và một tên lửa đạn đạo Scud-b.

Hoài Linh

Video vụ phóng tên lửa Triều Tiên gây chấn động

Video vụ phóng tên lửa Triều Tiên gây chấn động

Truyền hình Trung ương Triều Tiên hôm nay (15/5) công bố đoạn video ghi lại vụ phóng tên lửa đạn đạo tầm trung Hwasong 12 vào sáng sớm hôm qua.

Tên lửa Triều Tiên bay cao hơn 2.000km

Tên lửa Triều Tiên bay cao hơn 2.000km

Tên lửa Triều Tiên phóng đi sáng sớm nay (14/5) đã bay cao hơn 2.000km trước khi rơi xuống biển Nhật Bản.

Ảnh vệ tinh 'tố' tên lửa Triều Tiên rất uy lực

Ảnh vệ tinh 'tố' tên lửa Triều Tiên rất uy lực

Những hình ảnh vệ tinh chụp được tại bãi thử tên lửa chính của Triều Tiên cho thấy, các vũ khí của nước này uy lực hơn nhiều so với bên ngoài dự đoán.