Sau hơn một năm căng thẳng leo thang tột bậc trên bán đảo Triều Tiên, hôm nay thế giới có thể sẽ chứng kiến sự khác biệt khi Bình Nhưỡng và Seoul có cuộc gặp lần đầu trong 2 năm.

CNN đưa tin, các nhà đàm phán của hai miền Triều Tiên đã đến Khu vực phi quân sự (DMZ) sớm nay (9/1) để ngồi lại với nhau lần đầu kể từ tháng 12/2015. Cuộc gặp diễn ra tại Nhà Hòa bình thuộc Vùng An ninh chung, còn được biết đến là "Làng đình chiến" Panmunjom, khu vực duy nhất thuộc DMZ mà binh lính hai bên đứng đối mặt nhau.

{keywords}
Binh sĩ Hàn Quốc đứng gác tại Làng đình chiến Panmunjom ngày 28/9/2017. (Ảnh: Reuters)

Theo BBC, hai bên bắt đầu thảo luận lúc 10h sáng (giờ Seoul), với chủ đề chính là kế hoạch của Triều Tiên cử đại diện tham gia Thế vận hội Mùa đông 2018 ở Hàn Quốc trong tháng 2. Phía Seoul cho biết cũng sẽ nêu ra các cách thức cải thiện quan hệ liên Triều.

Quan hệ đôi bên đã trở nên băng giá sau khi Seoul dừng một dự án kinh tế chung tại Khu công nghiệp Kaesong ở Triều Tiên, tiếp theo một vụ thử hạt nhân và phóng tên lửa của chính quyền Kim Jong Un. Vụ việc cũng khiến Bình Nhưỡng ngừng tiếp xúc với Seoul, cắt liên lạc điện thoại.

Cuộc gặp cấp cao Hàn - Triều gần đây nhất là vào tháng 12/2015.

Hôm 8/1, Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc tái khẳng định Thế vận hội là "trọng tâm" của các cuộc đối thoại. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng nhiều vấn đề khác cũng sẽ được nêu ra.

"Khi thảo luận về quan hệ liên Triều, chính phủ sẽ tìm cách nêu vấn đề các gia đình li tán do chiến tranh, và các cách thức xoa dịu căng thẳng quân sự", BBC dẫn lời Bộ trưởng Cho Myoung-gyon, người dẫn đầu đoàn gồm 5 đại biểu tới Panmunjom.

{keywords}
Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Cho Myoung-Gyon, trưởng đoàn đại biểu Hàn Quốc, phát biểu với báo chí ở Seoul trước khi lên đường tới DMZ đối thoại với phía Triều Tiên ngày 9/1. (Ảnh: CNN)

Phái đoàn Triều Tiên cũng gồm 5 người, đứng đầu là Ri Son-gwon, quan chức phụ trách các mối quan hệ với Hàn Quốc. Ông này là một nhà đàm phán kỳ cựu, thường dẫn dắt các đoàn đàm phán của Triều Tiên kể từ năm 2006.

"Hai bên đang tiến hành một cách thận trọng, nhưng những gì họ muốn thấy là [cuộc gặp] trở thành một bàn đạp cho tiếp xúc và tương tác nhiều hơn nữa", chuyên gia Michael Madden chuyên nghiên cứu về ban lãnh đạo Triều Tiên nhận định.

Sau khi cuộc chiến Triều Tiên kết thúc bằng một thỏa thuận ngừng bắn năm 1953, Panmunjom được chọn là nơi duy nhất mà quan chức hai bên có thể gặp gỡ. "Làng đình chiến" này được chia làm hai phần bởi một đường phân ranh quân sự, một bên thuộc về Triều Tiên và bên kia thuộc về Hàn Quốc. Ở giữa làng này có các tòa nhà của Bộ Tư lệnh Liên Hợp Quốc nằm ngang ranh giới.

Tuần trước, Hàn Quốc đưa ra đề nghị đối thoại với Triều Tiên sau khi ông Kim Jong Un tuyên bố đang cân nhắc cử đại diện tới Thế vận hội ở Pyeongchang. Động thái này khiến Triều Tiên phục hồi đường dây liên lạc nóng với quốc gia phía nam, cho phép cuộc tiếp xúc đầu tiên diễn ra về việc tổ chức đối thoại.

Bình Nhưỡng sau đó chấp nhận đề nghị đối thoại của Seoul.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In cho biết, ông coi Thế vận hội Mùa đông là một "cơ hội đột phá" để cải thiện quan hệ liên Triều. Trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gọi các cuộc đối thoại Hàn - Triều là một "khởi đầu lớn" và bình luận thêm rằng sẽ là điều "tuyệt vời cho cả nhân loại" nếu chúng cho kết quả tích cực.

Thanh Hảo

Phi vụ trộm MiG 15 xoay chuyển chiến tranh Triều Tiên

Phi vụ trộm MiG 15 xoay chuyển chiến tranh Triều Tiên

Phi vụ trộm tiêm kích phản lực MiG 15 của Liên Xô được đánh giá là một trong những nhiệm vụ táo bạo nhất trong Chiến tranh Lạnh, giúp thay đổi cuộc diện chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).

Triều Tiên cử ai tới đàm phán với Hàn Quốc?

Triều Tiên cử ai tới đàm phán với Hàn Quốc?

Triều Tiên thông báo sẽ cử một phái đoàn gồm 5 thành viên tham gia đàm phán cấp cao với Hàn Quốc vào đầu tuần này.

'Chảo lửa' bán đảo Triều Tiên hạ nhiệt

'Chảo lửa' bán đảo Triều Tiên hạ nhiệt

Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Hàn Quốc Moon Jae In nhất trí không tập trận chung trong thời gian diễn ra Thế vận hội Mùa đông vào tháng 2.

Triều Tiên đồng ý đối thoại với Hàn Quốc

Triều Tiên đồng ý đối thoại với Hàn Quốc

Triều Tiên và Hàn Quốc hôm 5/1 đã nhất trí tổ chức các cuộc đối thoại cấp cao vào tuần tới để thảo luận về việc Bình Nhưỡng cử đoàn đại diện tham dự Thế vận hội mùa đông PyeongChang 2018.

Vì sao Triều Tiên đột nhiên muốn đối thoại với Hàn Quốc?

Vì sao Triều Tiên đột nhiên muốn đối thoại với Hàn Quốc?

Triều Tiên và Hàn Quốc đang tìm kiếm cách thức tiến tới đối thoại sau một năm căng thẳng leo thang nguy hiểm.