Trong những ngày hỗn loạn sau khi Berlin thất thủ, nữ phiên dịch Yelena được giao nhiệm vụ giữ một hàm răng đặc biệt và xác thực xem nó có đúng là răng của Hitler hay không, nhằm xóa tan mối nghi ngờ trùm Quốc xã đã tẩu thoát.
Cuốn hồi ký được xuất bản gần đây của một nữ phiên dịch người Nga từng làm việc tại Berlin trong những ngày thủ đô Đức quốc xã thất thủ, đã đặt dấu chấm hết cho những đồn đoán về việc Hitler đã sống sót khi kết thúc Thế chiến thứ hai.
Những ngày đầu tháng 5/1945, thành Berlin hỗn loạn bởi những làn đạn từ phía Hồng quân nhằm vào tàn quân phát xít Đức hoặc còn cố thủ, hoặc đang tháo chạy. Mọi người đều trông đợi chiến tranh chấm dứt hoàn toàn, đặc biệt là sau tuyên bố của Bộ Tư lệnh quân Đồng minh rằng Hitler đã tự sát vào ngày 30/4/1945. Tuy vậy, không có bằng chứng nào cho điều đó.
Nữ phiên dịch Nga và hàm răng vàng của Hitler |
Trong quá trình lấy lời khai các thủ lĩnh Quốc xã bị bắt, Hồng quân Liên Xô đã huy động nhiều nhóm phiên dịch Nga từng cộng tác với cộng đồng tình báo. Một trong các phiên dịch viên đó là một phụ nữ trẻ có tên Yelena Rzhevskaya.
Công việc thường ngày của Yelena là dịch bản ghi những cuộc thẩm vấn quan chức Đức bị bắt giữ. Mọi chuyện dường như không có gì lạ khi cô được triệu tới văn phòng của sĩ quan chỉ huy, đại tá Gorbushin.
Bước vào phòng, Đại tá đưa cho Yelena một chiếc hộp, vỏ màu đỏ thẫm, bên trong lót lớp vải satin mềm, bên trên là một hàm răng. Đại tá Gorbushin nói với Yelena, đó được cho là hàm răng của Hitler và cô có nhiệm vụ giữ gìn chúng bằng cả tính mạng mình.
Mặc dù Đài phát thanh Đức thông báo Hilter đã tự sát, nhiều lãnh đạo Đồng minh vẫn không tin điều đó và nghi ngờ trùm Quốc xã trốn khỏi Berlin, đang trên đường tới Nam Phi trên một chiếc tàu ngầm, hoặc đã tẩu thoát tới biên giới, sống ẩn danh trong cộng đồng ủng hộ đảng Quốc xã bên ngoài nước Đức.
Yelena được giao nhiệm vụ xác thực hàm răng trong chiếc hộp đỏ có phải là của Hitler hay không. Cô quá kinh ngạc, nhìn chằm chằm vào chiếc hộp và hỏi viên chỉ huy rằng tại sao cô lại được chọn. Câu trả lời là cô là phụ nữ, ít uống rượu nên sẽ cất giữ hàm răng an toàn hơn.
Yelena quyết định rằng, manh mối bắt đầu phải là nha sĩ của Hitler. Đó là nhiệm vụ mò kim đáy bể trong cảnh hỗn loạn ở Berlin lúc đó. Theo một số chỉ dẫn, Yelena tìm được đến Giáo sư Carl von Eicken, giám đốc bệnh viện Charite Clinic, nơi Hitler thường khám bệnh. Ở nơi này, các y tá, bác sĩ đang kiệt sức chăm sóc bệnh nhân, và ngày càng nhiều binh sĩ bị thương được đưa tới.
Bác sĩ Eicken không biết gì về nha sĩ đã mất tích của Hitler, nhưng ông dẫn Yelena tới Khoa răng, và họ phát hiện ra danh tính của viên nha sĩ là Hugo Blaschke. Nhóm Yelena lập tức tới phòng khám riêng của Blaschke trên phố Kurfurstendamm, một trong những con phố thời thượng nhất ở Berlin.
Tới nơi, Yelena mới biết viên nha sĩ đã bỏ trốn tới vùng Bavaria. Họ lục soát căn phòng và phát hiện ra có thể liên lạc với một trợ lý của nha sĩ Blaschke là Kathe Heusermann. Cô trợ lý khuyên họ nên tìm kiếm tại phòng nha nằm ngay bên trong dinh Thủ tướng.
Nhóm người Nga lập tức tìm đến đống đổ nát ở Dinh Thủ tướng Quốc xã, và trong căn phòng tối nơi vẫn còn lại bàn và ghế khám nha khoa, họ tìm được những dữ diệu quan trọng, gồm cả các phim chụp răng của Hitler.
Ngay ngày hôm sau, nhóm của Yelena yêu cầu Heusermann mô tả lại kỹ lưỡng hàm răng của Hitler theo trí nhớ của mình. Qua lời dịch của Yelena, họ từ từ ghi chép lại những ký ức của cô trợ lý nha sĩ về đặc điểm nha khoa của trùm Đức Quốc xã.
Một trong những chi tiết quan trọng mà cô Heusermann cung cấp có thể được sử dụng làm bằng chứng. Heusermann khẳng định Hitler có một cầu răng bằng vàng nối răng số 1, số 2 và 3 bên hàm trái. Cô cẩn thận mô tả cả bề mặt và chân răng. Nhóm người Nga đã so sánh những mô tả đó với phim chụp tia X mà họ tìm được và nhận thấy, những mô tả đó hoàn toàn khớp với phim chụp.
Giờ là bằng chứng cuối cùng, liệu răng trong phim X-quang có khớp với hàm răng nằm trong chiếc hộp đỏ không? Yelena lấy hàm răng và đưa cho Heusermann. Cô trợ lý nha sĩ khẳng định chắc chắn đó là răng của Hitler.
Cuối cùng Yelena tin tưởng rằng mọi lời đồn đoán về việc Hitler đã trốn thoát khỏi Berlin sẽ bị dập tắt, nhưng cô đã nhầm. Lãnh tụ Xô viết khi đó là Stalin khăng khăng rằng, bằng chứng đã bị che giấu và thông tin về cái chết hay sự sống sót của Hitler chỉ là đòn chiến thuật trong các cuộc đàm phán hậu chiến. Tại Hội nghị Postdam (bàn về tái thiết nước Đức hậu chiến tranh), khi được hỏi rằng, liệu người Nga có bằng chứng nào về cái chết của Hitler hay không, Stalin trả lời rằng Nga không hay biết gì.
Việc xác thực hàm răng của Hitler đồng nghĩa cô y tá Kathe Heusermann trở thành một mối nguy cơ làm mất mặt Stalin. Vì thế cô đã bị kết án 10 năm tù với tội danh hình sự. Heusermann bị bỏ đói gần chết và may mắn sống sót nhờ được một bạn tù chia sẻ thức ăn.
Không ai hay biết điều gì đã xảy ra với hàm răng của Hitler sau tháng 5/1945 cho đến tận năm 2000, khi nhà chức trách Nga cho trưng bày hiện vật này tại một cuộc triển lãm kỷ niệm 55 năm kết thúc Thế chiến thứ hai.
Còn Yelena trở lại Moskva sau khi công việc của cô ở Berlin kết thúc, nhưng mãi tới năm 1996 cô mới được biết thông tin về Hausermann. Yelena qua đời tháng 4/2017.
Nếu không có công sức của hai người phụ nữ này, thế giới có thể không bao giờ biết chính xác điều gì đã xảy ra với Hitler khi Berlin thất thủ.
Theo Báo Tin Tức
Ngày này năm xưa: Anh trao trả Hong Kong cho Trung Quốc
Sau 156 năm thuộc Anh, Hong Kong chính thức được trao trả cho Trung Quốc vào ngày 1/7/1997.
Ngày này năm xưa: Thảm kịch trên tàu vũ trụ Liên Xô
Sáng sớm ngày 30/6/1971, ba phi hành gia Liên Xô được phát hiện đã chết trên tàu vũ trụ Soyuz 11 do tình trạng giảm áp khi tàu trở lại khí quyển trái đất.
Ngày này năm xưa: Thảm họa trung tâm mua sắm khiến cả Hàn Quốc 'choáng váng'
Trung tâm mua sắm Sampoong ở Seoul, Hàn Quốc bất ngờ đổ sập vào ngày 29/6/1995, làm 502 người thiệt mạng và 937 người bị thương.
Ngày này năm xưa: Thế giới chấn động vụ khủng bố Thổ Nhĩ Kỳ
Vụ tấn công khủng bố ngày 28/6/2016 nhằm vào sân bay Ataturk của thủ đô Istanbul đã trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với không chỉ Thổ Nhĩ Kỳ mà cả toàn thế giới.
Ngày này năm xưa: Cuộc nổi dậy đẫm máu trên chiến hạm Nga
Ngày 27/6/1905 ghi dấu cuộc nổi dậy đẫm máu của các thủy thủ trên chiến hạm Potemkin thuộc Hạm đội Hắc hải của Nga.