Ngày 27/6/1905, các thủy thủ trên chiến hạm Potemkin của Nga bất ngờ nổi dậy đòi dân chủ. Dù sự kiện dẫn đến một kết cục đẫm máu, nhưng nó được xem là góp phần tạo nên "cuộc tổng diễn tập" cho Cách mạng Tháng Mười Nga.

Năm 1905 đánh dấu một trong những trang đen tối nhất của lịch sử nước Nga. Do muốn tranh giành quyền kiểm soát trên biển, Sa hoàng Nikolai II đã tiến hành cuộc chiến tranh với Nhật trên đất Trung Quốc, nhưng bị thua thảm hại.

{keywords}
Nikolai II, Sa hoàng cuối cùng của nước Nga. Ảnh: History.com

Thất bại về quân sự kéo theo sự chao đảo về chính trị, khiến khủng hoảng trong nước ngày một trầm trọng. Phong trào phản chiến, đòi dân chủ bùng nổ trên khắp nước Nga. Chính quyền Sa hoàng đã đàn áp đẫm máu phong trào này, khởi đầu bằng vụ thảm sát các công nhân ngay tại thủ đô Saint Petersburg vào ngày 21/1/1905, khiến hơn 1.000 người thiệt mạng và hơn 5.000 người khác bị thương. Sự cố càng thổi bùng ngọn lửa đấu tranh lan sang các thành phố khác như Moscow, Odessa hay Novgorod.

{keywords}
Một bức ảnh minh họa về vụ thảm sát đẫm máu ở Saint Petersburg. Ảnh: RT

Tinh thần đấu tranh trên đất liền cộng với sự chán nản vì thất bại trong cuộc đụng độ trên biển với Nhật đã tác động không nhỏ đến các thủy thủ trên các tàu chiến thuộc hạm đội Hắc hải của Nga, nhen nhóm thái độ thù địch của họ với tầng lớp sĩ quan chỉ huy quý tộc. Trên nhiều chiến hạm bắt đầu xuất hiện những lời kêu gọi bất tuân thượng lệnh.

{keywords}
Chiến hạm Potemkin. Ảnh: History.com

Một trong những phần tử cấp tiến hàng đầu trên chiến hạm Potemkin là Afanasy Matyushenko, một hạ sĩ quan phụ trách lái tàu cứng cỏi, nhiều lần chống lại các quy định hà khắc của hải quân. Matyushenko cùng đồng nghiệp Grigory Vakulenchuk và các thủy thủ có tư tưởng bất mãn khác đã ngấm ngầm lên kế hoạch cho một cuộc nổi dậy trên toàn hạm đội Hắc hải vào đầu tháng 8/1905. Tuy nhiên, sự cố đã xảy ra sớm hơn trên chiến hạm Potemkin.

{keywords}
 Ảnh: WordPress

Rắc rối bắt đầu ngày 27/6/1905, vài ngày sau khi chiến hạm Potemkin rời cảng Sevastopol. Sáng hôm ấy, một nhóm thủy thủ phát hiện thịt bò dùng để chế biến bữa trưa cho họ lúc nhúc giòi. Họ đã báo cáo các sĩ quan chỉ huy, nhưng sau khi kiểm tra, vị bác sĩ của tàu quả quyết thịt vẫn ăn được. Hầu hết trong số 763 thành viên thủy thủ đoàn đều trở nên phẫn nộ. Theo chủ trương của Matyushenko và Vakulenchuk, họ bày tỏ sự phản đối bằng cách từ chối ăn súp nấu bằng thực phẩm hư hỏng.

Nghi ngờ sự tẩy chay liên quan đến các nhóm có tư tưởng nổi loạn, thuyền trưởng Yvgeny Golikov và thuyền phó Ippolit Gilyarovsky đã cố tìm ra những kẻ cầm đầu để trừng phạt. Golikov đã bắt tất cả các thủy thủ xếp hàng trên boong chính và ra lệnh: "Bất kỳ ai muốn ăn súp, bước lên phía trước".

Nhiều thủy thủ mất ý chí và làm theo lệnh của thuyền trưởng. Song, những thủy thủ gan dạ vẫn cứng đầu đứng nguyên tại chỗ. Khi thuyền trưởng Golikov gọi đội bảo vệ của tàu tới, một dấu hiệu ám chỉ ông ta sẵn sàng bắn bỏ kẻ phản loạn, một số thủy thủ ngay lập tức rời hàng và chiếm lấy một tháp súng gần đó. "Đã quá đủ để Golikov hút máu của chúng ta. Hãy cầm lấy súng và đạn dược ... Hãy chiếm lấy tàu!", Matyushenko hô vang.

Trước khi các sĩ quan chỉ huy có thể phản ứng, Matyushenko, Vakulenchuk và một số người ủng hộ đã chạy tới kho chứa vũ khí và vũ trang cho họ. Một cuộc giằng co ác liệt nổ ra khi họ tìm mọi cách trở lại boong tàu. Thuyền phó Gilyarovsky đã bắn tử vong Vakulenchuk, nhưng ông ta và nhiều kẻ trung thành khác nhanh chóng bị bắn hạ và ném xuống biển.

Khi giao tranh nổ ra, các sĩ quan choáng váng nhận ra rằng, chẳng có mấy lính thủy đánh bộ và thủy thủ trên tàu Potemkin sẵn sàng hỗ trợ họ. Tận dụng cơ hội trong lúc hỗn loạn, sau 30 phút căng thẳng, Matyushenko và các cộng sự đã chiếm được quyền kiểm soát chiến hạm Potemkin và Ismail, tàu ngư lôi nhỏ giữ vai trò hộ tống. Thuyền trưởng Golikov bị bắn chết khi lực lượng nổi dậy tìm thấy ông ta ẩn nấp trong phòng riêng. Các sĩ quan còn lại bị vây bắt và canh giữ.

Cuộc nổi dậy trên tàu Potemkin xảy ra quá sớm so với kế hoạch ban đầu, nhưng Matyushenko nhấn mạnh: "Cả nước Nga đang chờ trỗi dậy và lật đổ các chuỗi xiềng xích nô lệ. Ngày vĩ đại đang cận kề". Sau khi thuyết phục thêm các thành viên thủy thủ đoàn cùng tham gia đấu tranh, họ đã bầu ra một ủy ban dân chủ gồm 25 người để giải quyết các vấn đề của chiến hạm. Ủy ban quyết định đưa Potemkin tới Odessa, một cảng bên bờ biển Đen đang chứng kiến làn sóng biểu tình, bãi công rầm rộ của công nhân. Họ dự định tiếp thêm nhiên liệu, lương thực ở đây cũng như tìm kiếm thêm sự ủng hộ để khiến cuộc cách mạng lan xa vào đất liền.

Đêm 27/6/1905, chiến hạm Potemkin cập cảng Odessa. Các thủy thủ đã tổ chức chôn cất Vakulenchuk tại đây và nhanh chóng thu hút được hàng ngàn công dân thành phố tới ủng hộ. Sự cố rốt cuộc đến tai Nicholas II và Sa hoàng đã ra lệnh cho quân đội đập tan cuộc nổi dậy bằng mọi giá.

{keywords}
 

Ngày hôm sau, theo lệnh của Sa hoàng, quân đồn trú tại Odessa đã xả đạn vào đám đông, khiến máu chảy thành sông và hơn 1.000 người chết trên các đường phố. Vụ thảm sát Odessa đã làm nhụt ý chí của nhiều người biểu tình, nhưng Matyushenko và những cộng sự kiên cường khác vẫn quyết phát triển phong trào cách mạng của họ ra khắp hạm đội. Khi Hạm đội Hắc hải được điều đến ngăn chặn Potemkin vào ngày 1/7/1905, nhóm của Matyushenko thậm chí đã vận động được các thủy thủ trên chiến hạm St. George nổi dậy cướp quyền điều khiển tàu. Song, sau khi cập cảng, những kẻ trung thành với Sa hoàng trên tàu St. George đã tái giành lại quyền kiểm soát và giao nộp nó cho quân đồn trú ở Odessa.

{keywords}
Chiến hạm Potemkin đang neo đậu ở cảng Costanza, treo cờ Romania tháng 7/1905. Ảnh: Wikipedia

Diễn biến bất ngờ ở Odessa buộc chiến hạm Potemkin phải rời bến cảng mà không tích trữ đủ than đá và nước ngọt. Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển Đen, đối mặt với sự thiếu thốn cực điểm và nguy cơ bị hải quân của Sa hoàng bắt giữ, ngày 8/7/1905, các thủy thủ đã phải cho tàu cập bến cảng Costanza của Romania. Tại đây, họ đã giao nộp chiến hạm để đổi lấy quyền tị nạn chính trị. Như một hành động nổi loạn cuối cùng, các thủy thủ đã mở các van thông biển của Potemkin, khiến tàu ngập nước trước khi bỏ rơi nó.

Về sau, những người khởi xướng phong trào đấu tranh trên chiến hạm Potemkin đã đi theo các ngã rẽ khác nhau. Nhiều người chọn sống lưu vong suốt phần đời còn lại, trong khi một số ít trở về nước Nga đối mặt với sự trừng phạt của quân đội.

{keywords}
Matushenko, lãnh đạo cuộc nổi dậy trên chiến hạm Potemkin (giữa) sau khi tới Costanza năm 1905. Ảnh: History.com

Với Matyushenko, ông trở thành một nhà cách mạng nổi tiếng và thậm chí đã gặp Vladimir Lenin ở Thụy Sỹ. Ông sau đó về Nga để tiếp tục đấu tranh chống Sa hoàng, rồi bị bắt và xử tử vào tháng 9/1907.

Phải mất thêm 10 năm nữa Sa hoàng Nicholas II mới bị lật đổ. Tuy nhiên, phong trào đấu tranh năm 1905 nói chung và cuộc nổi dậy trên chiến hạm Potemkin nói riêng đã báo trước một cơn giông bão cách mạng, làm rệu rã chế độ chuyên chế Sa hoàng ở Nga. Chính Lenin đánh giá đây là "cuộc tổng diễn tập của Cách mạng tháng Mười”.

Năm 1925, Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã cho xây dựng bộ phim "Chiến hạm Potemkin", do Eisenstein làm đạo diễn để kỷ niệm phong trào cách mạng 1905.

Tuấn Anh

Ngày này năm xưa: Chiến tranh Triều Tiên bùng phát

Ngày này năm xưa: Chiến tranh Triều Tiên bùng phát

Ngày 25/6/1950 đánh dấu sự bùng phát của cuộc chiến tranh Triều Tiên đẫm máu, kéo dài suốt 3 năm sau đó.

Ngày này năm xưa: Ác mộng ập đến giữa đêm, hàng chục ngàn người chết

Ngày này năm xưa: Ác mộng ập đến giữa đêm, hàng chục ngàn người chết

Một trận động đất khủng khiếp ập đến vào lúc nửa đêm ở phía bắc Iran đã cướp đi sinh mạng của hơn 50.000 người và làm bị thương 135.000 người khác.

Ngày này năm xưa: Lộ diện bà mẹ ác quỷ nhờ dấu vân tay vấy máu

Ngày này năm xưa: Lộ diện bà mẹ ác quỷ nhờ dấu vân tay vấy máu

Một bà mẹ đơn thân có 2 con nhỏ ở Argentina đã trở thành tội phạm đầu tiên trên thế giới bị phát giác thông qua dấu vân tay vấy màu để lại ở hiện trường.

Ngày này năm xưa: Lật lại 'vụ án thế kỷ' chấn động lịch sử Mỹ

Ngày này năm xưa: Lật lại 'vụ án thế kỷ' chấn động lịch sử Mỹ

Sau một cuộc chạy trốn đầy kịch tính, được hàng triệu khán giả hồi hộp theo dõi trên sóng truyền hình trực tiếp, cựu ngôi sao bóng bầu dục Mỹ O.J. Simpson đã đầu hàng cảnh sát Los Angeles.

Ngày này năm xưa: Ám ảnh thảm kịch đường thủy ở New York

Ngày này năm xưa: Ám ảnh thảm kịch đường thủy ở New York

Hơn 1.000 người thiệt mạng trong vụ tai nạn đường thủy thảm khốc nhất lịch sử Mỹ, dẫn đến việc xóa sổ cả một cộng đồng người Đức ở thành phố New York.

Ngày này năm xưa: Thảm kịch đua xe rúng động thế giới

Ngày này năm xưa: Thảm kịch đua xe rúng động thế giới

Ngày 11/6/1955 ghi dấu thảm kịch đua xe kinh hoàng nhất trong lịch sử thế giới, khi một chiếc xe đua mất lái đâm vào khán đài đông nghịt khán giả.