Ngày 25/6/1950 đánh dấu sự bùng phát của cuộc chiến tranh Triều Tiên đẫm máu, kéo dài suốt 3 năm sau đó. Cuộc chiến được coi là một trong những nguyên nhân chính khiến hai miền nam - bắc bán đảo Triều Tiên vẫn bị chia cắt cho tới tận ngày nay.

Bán đảo Triều Tiên từng bị Nhật chiếm đóng trong giai đoạn từ năm 1910 - 1945. Vào tháng 2/1945, Nhật đã phân chia bán đảo làm hai khu vực phía bắc và phía nam vĩ tuyến 38 để quản lý.

{keywords}
(Từ trái qua phải) Thủ tướng Anh Winston Churchill, Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt và lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin tham dự hội nghị Yalta ở Crưm tháng 2/1945 để bàn về tương lai chính trị thế giới sau khi Nhật đầu hàng, trong đó có vấn đề bán đảo Triều Tiên. Ảnh: History.com

Sau khi Nhật đầu hàng vô điều kiện quân Đồng minh vào tháng 8/1945, chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, Mỹ và Liên Xô đã nhất trí chia đôi bán đảo Triều Tiên từ vĩ tuyến 38, đồng thời thực hiện chế độ ủy trị tại đây trong thời gian 5 năm. Năm 1946, Ủy ban liên hợp vấn đề Triều Tiên ra đời, với mục tiêu thúc đẩy sự thống nhất hai miền nam - bắc và xây dựng chính phủ chung trên bán đảo.

Tuy nhiên, cuối năm 1947, chiến tranh Lạnh bùng nổ, Mỹ và Liên Xô không còn tích cực ủng hộ các cuộc bầu cử thống nhất bán đảo Triều Tiên. Hai miền nam - bắc Triều Tiên cũng không ngừng xung đột vì các quan điểm khác biệt về phát triển đất nước.

{keywords}
Ông Syngman Rhee (Lý Thừa Văn), tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc. Ảnh: History.com

Năm 1948, chính quyền miền nam dưới sự ủy trị của Mỹ bất ngờ tiến hành bầu cử, tuyên bố thành lập nước Đại Hàn dân quốc (Hàn Quốc) lấy thành phố Seoul làm thủ đô. Ông Syngman Rhee (Lý Thừa Văn) được bầu làm tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc.

{keywords}
Ông Kim Il-sung (Kim Nhật Thành), Chủ tịch đầu tiên của Triều Tiên. Ảnh: History.com

Ngay sau đó, chính quyền miền bắc do Liên Xô hậu thuẫn đã tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Triều Tiên), chọn Bình Nhưỡng làm thủ đô. Ông Kim Il-sung (Kim Nhật Thành) trở thành Chủ tịch đầu tiên của Triều Tiên.

Cả hai chế độ đều tự coi mình là hợp pháp duy nhất của bán đảo Triều Tiên và không công nhận lẫn nhau.

Cuối năm 1948, binh lính Liên Xô rút khỏi Triều Tiên. Đến tháng 6/1949, Mỹ cũng rút dần 50.000 quân đồn trú ở Hàn Quốc, nhưng quyết định để lại khoảng 500 sĩ quan và binh sĩ làm cố vấn, tiếp tục huấn luyện cho các lực lượng Hàn Quốc.

Do lãnh đạo hai miền nam - bắc Triều Tiên đều có mong mỏi cháy bỏng là thống nhất đất nước, nên hai bên thường xuyên có các cuộc đụng độ quân sự ở khu vực biên giới. Song, chính quyền miền bắc được đánh giá là có "phản ứng nhanh hơn".

{keywords}
Ảnh: Word Press

Ngày 25/6/1950, chiến tranh Triều Tiên chính thức bùng nổ khi quân đội miền bắc tuyên bố đẩy lui một cuộc tập kích của lực lượng miền nam và vượt vĩ tuyến 38 tấn công sang phía bên kia biên giới. Các lực lượng Hàn Quốc nhanh chóng thất thủ, để mất cả quyền kiểm soát thủ đô Seoul.

Tháng 7/1950, nhân cơ hội Liên Xô tẩy chay cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA) về vấn đề Triều Tiên, Mỹ đã thuyết phục cơ quan này ra một nghị quyết lên án chính quyền Bình Nhưỡng và đồng ý trợ giúp quân sự cho Hàn Quốc. HĐBA đã thành lập một lực lượng LHQ do tướng Mỹ Douglas MacArthur giữ chức tổng tư lệnh, nhằm can thiệp vào chiến tranh Triều Tiên.

{keywords}
Quân Mỹ đổ bộ vào bờ đông của Hàn Quốc vào tháng 7/1950. Ảnh: AP
{keywords}
Thủy quân lục chiến Mỹ cận chiến trên đường phố Seoul tháng 9/1950. Ảnh: Reuters

Với sự hỗ trợ của liên quân quốc tế, Hàn Quốc đã đẩy lui được binh lính Triều Tiên về sông Áp Lục gần biên giới Trung Quốc và thậm chí chiếm được cả Bình Nhưỡng.

{keywords}
Tàu phá thủy lôi YMS-516 của Hàn Quốc phát nổ do trúng phải thủy lôi từ trường ở khu vực cảng Wonsan vào ngày 18/10/1950. Ảnh: Ảnh: Reuters
{keywords}
Quân đội Mỹ phá hủy một cây cầu nhằm chặn đứng đường rút lui của quân đội Trung Quốc. Ảnh: AP

Tháng 10/1950, Trung Quốc bất ngờ điều quân tình nguyện đến Triều Tiên tham chiến với mục đích "kháng Mỹ, viện Triều". Nhờ số lượng áp đảo cùng chiến thuật hợp lý và sự trợ giúp "ngầm" của Liên Xô, liên quân Trung - Triều đã đảo ngược được thất bại và có lúc tái chiếm được cả Seoul.

{keywords}
Máy bay Mỹ rải thảm bom trong chiến tranh Triều Tiên năm 1951. Ảnh: AP

Về sau, căng thẳng giằng co tập trung quanh vùng vĩ tuyến 38. Sau 3 năm giao tranh ác liệt, trước nguy cơ xảy ra chiến tranh thế giới lần thứ ba, Mỹ quyết định rút quân về nước.

{keywords}
Đại diện Mỹ - Triều ký thỏa thuận ngừng bắn, chấm dứt chiến tranh Triều Tiên tháng 7/1953. Ảnh: StarTribune

Tháng 7/1953, sau nhiều cuộc thương lượng, một thỏa thuận ngừng bắn cuối cùng cũng đạt được, chấm dứt cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953). Tuy nhiên, tổn thất do cuộc chiến gây ra cho bán đảo Triều Tiên cũng không sao kể xiết.

{keywords}
Binh lính Mỹ bị Triều Tiên bắt giữ trong chiến tranh. Ảnh: KCNA.

Theo phỏng đoán của một số sử gia, chiến tranh Triều Tiên có thể đã cướp đi sinh mạng của gần 5 triệu người với khoảng 70% trong số này là thường dân. Hơn 55.000 lính Mỹ cũng được tin đã bỏ mạng khi tham chiến.

Triều Tiên cáo buộc, trong cuộc chiến, Mỹ và các đồng minh đã tìm mọi cách hủy diệt nước này bằng các khí tài quân sự hiện đại nhất. Bình Nhưỡng ước tính, trung bình mỗi km2 đất của Triều Tiên đã bị ném 18 quả bom và đạn pháo. Số lượng bom thường và bom napalm dội xuống Bình Nhưỡng tương đương tổng dân số thành phố này.

{keywords}
Bãi thu thập vỏ đạn pháo được sử dụng trong chiến tranh Triều Tiên. Ảnh: AP

Một số thống kê ghi nhận, Triều Tiên có thể phải hứng chịu tổng cộng 635.000 tấn bom rải thảm trong suốt 3 năm chiến tranh, khiến gần như mọi công trình đều bị san phẳng. Nếu con số này chính xác, quy mô ném bom của liên quân do Mỹ dẫn đầu trong chiến tranh Triều Tiên lớn hơn nhiều so với ở Thế chiến hai, khi tổng cộng 503.000 tấn bom dội xuống mặt trận Thái Bình Dương.

{keywords}
Ảnh: Word Press

Dù cuộc chiến đã chấm dứt cách đây 65 năm nhưng về mặt kỹ thuật, Triều Tiên và Hàn Quốc vẫn đang trong tình trạng chiến tranh, do hai bên chưa ký kết hiệp định hòa bình chính thức. Các kết quả tích cực, đạt được tại hội nghị thượng đỉnh liên Triều ngày 27/4 và hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều ngày 12/6 vừa qua đang khiến nhiều người khấp khởi hy vọng về một hiệp định chính thức lập lại hòa bình, thống nhất trên bán đảo Triều Tiên.

Tuấn Anh

Thượng đỉnh liên Triều, hy vọng của những mảnh đời ly tán

Thượng đỉnh liên Triều, hy vọng của những mảnh đời ly tán

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in gặp nhau vào ngày 27/4. Đây là hội nghị thượng đỉnh liên Triều đầu tiên trong hơn một thập kỷ qua.

Mẫu máy bay tiêm kích nhiều nước xếp hàng xin mua

Mẫu máy bay tiêm kích nhiều nước xếp hàng xin mua

Tiêm kích tàng hình F-35 do công ty Mỹ Lockheed Martin chế tạo, là chiến đấu cơ hiện đại bậc nhất thế giới hiện nay và được quân đội nhiều nước xin đăng ký mua.

Ngày này năm xưa: Ác mộng ập đến giữa đêm, hàng chục ngàn người chết

Ngày này năm xưa: Ác mộng ập đến giữa đêm, hàng chục ngàn người chết

Một trận động đất khủng khiếp ập đến vào lúc nửa đêm ở phía bắc Iran đã cướp đi sinh mạng của hơn 50.000 người và làm bị thương 135.000 người khác.

Quốc gia nào sở hữu nhiều vũ khí hạt nhân nhất thế giới?

Quốc gia nào sở hữu nhiều vũ khí hạt nhân nhất thế giới?

Dù vấn đề giải trừ hạt nhân Triều Tiên đang là tâm điểm chú ý của thế giới, Triều Tiên vẫn không phải là nước sở hữu nhiều vũ khí hạt nhân nhất hành tinh.

Ngày này năm xưa: Sự thật đĩa bay đâm xuống Mỹ

Ngày này năm xưa: Sự thật đĩa bay đâm xuống Mỹ

Ngày 24/6/1997, giới chức không quân Mỹ công bố bản báo cáo dày 231 trang, về thông tin một phi thuyền của người ngoài hành tinh đâm xuống Roswell, New Mexico.

Ngày này năm xưa: Lộ diện bà mẹ ác quỷ nhờ dấu vân tay vấy máu

Ngày này năm xưa: Lộ diện bà mẹ ác quỷ nhờ dấu vân tay vấy máu

Một bà mẹ đơn thân có 2 con nhỏ ở Argentina đã trở thành tội phạm đầu tiên trên thế giới bị phát giác thông qua dấu vân tay vấy màu để lại ở hiện trường.