Bốn năm trước, Tổng thống Vladimir Putin đã ký phê chuẩn thành luật Hiệp ước Sáp nhập Crưm, hoàn tất tiến trình hợp nhất vùng lãnh thổ này vào Liên bang Nga. 

Clip Tổng thống Putin ký phê chuẩn thành luật Hiệp ước Sáp nhập Crưm:

Lễ ký diễn ra tại Điện Kremlin vào ngày 21/3/2014 và được truyền hình trực tiếp. Tổng thống Putin cũng ký luật thành lập 2 khu vực hành chính mới của nước này là Crưm và thành phố cảng Sevastopol, nơi đóng căn cứ của hạm đội Biển Đen.

{keywords}
 Người Crưm đã nhất trí sáp nhập vào Nga trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 16/3/2014. 

Crưm là một bán đảo lớn ở châu Âu, nằm ngay phía nam đất liền của Ukraina và phía tây miền Kuban của Nga. Gần như được bao bọc bởi nước, Crưm nằm giữa hai biển Azov và biển Đen, được nối với đất liền của Ukraina theo eo đất Perekop.

Cuộc khủng hoảng Crưm diễn ra sau khi làn sóng nổi dậy ở Ukraina năm 2014 lật đổ chính phủ của Tổng thống Viktor Yanukovych. Không chấp nhận chính quyền mới tại Kiev, ngày 16/3, người dân Crưm với đại đa số nói tiếng Nga đã tổ chức trưng cầu dân ý cắt đứt quan hệ với Ukraina và sáp nhập vào Nga.  

{keywords}
Kết quả trưng cầu dân ý ngày 6/3/2014 ở bán đảo Crưm.

Kết quả cho thấy, với số người đi bầu đạt hơn 83% tổng số 1,5 triệu cử tri đủ tư cách, có tới hơn 96% ủng hộ sáp nhập vào Nga. Phía Moscow coi đây là nguyện vọng chính đáng, thể hiện mong muốn của người dân Crưm.

{keywords}
Tổng thống Putin ký phê chuẩn thành luật Hiệp ước Sáp nhập Crưm.

Phương Tây không công nhận kết quả trưng cầu. Trong thời gian sau đó, Mỹ và các đồng minh đã áp dụng nhiều đòn trừng phạt lên Nga liên quan sự kiện này.

{keywords}
Tổng thống Putin trong một chuyến thăm Crưm.

Ngay sau khi sáp nhập, Nga đã thực hiện nhiều chính sách mang lại sự thay đổi ngoạn mục cho Crưm, đưa bán đảo này hội nhập Nga ở nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế tài chính, tín dụng, pháp lý, quyền lực nhà nước, tổng động viên quân sự và hệ thống cơ sở hạ tầng.

Đồng Rúp trở thành đơn vị tiền tệ chính. Hệ thống giáo dục được cải cách theo các tiêu chuẩn của liên bang. Người về hưu được hưởng lương chuyển đổi phù hợp với luật pháp Nga. Các biển số xe ôtô mới được cấp cho bán đảo.

{keywords}
Tổng thống Nga Putin được người Crưm chào đón nồng nhiệt trong một chuyến thăm tới bán đảo này.

Nga cũng chi nhiều tỷ đôla để tăng cường sức mạnh quân sự. Hạm đội Biển Đen tiếp nhận thêm nhiều đơn vị vũ khí và trang thiết bị mới, các tàu ngầm hiện đại, tiêm kích và hệ thống phòng không tân tiến như S-400 Triumph.

Đến tháng 10/2015, Nga khánh thành chiếc cầu tạm dài hơn 1km nối đất liền với đảo Tuzla, bước đầu tiên trong kế hoạch nối liền Crưm với Nga.

Thanh Hảo

Ngày này năm xưa: Ông Tập Cận Bình bước lên đỉnh cao quyền lực

Ngày này năm xưa: Ông Tập Cận Bình bước lên đỉnh cao quyền lực

Trong suốt thời gian qua, ông Tập đã đạt được những dấu ấn quan trọng thông qua các tư tưởng và chính sách mới làm thay đổi Trung Quốc.

Ngày này năm xưa: Hàng trăm máy bay Mỹ oanh tạc Berlin

Ngày này năm xưa: Hàng trăm máy bay Mỹ oanh tạc Berlin

Ngày 6/3/1944, các máy bay ném bom hạng nặng của Mỹ mở cuộc tấn công quy mô lớn đầu tiên vào ban ngày nhằm vào Berlin, thủ đô của đế chế Hitler.

Ngày này năm xưa: Đường tới đỉnh cao quyền lực của Stalin

Ngày này năm xưa: Đường tới đỉnh cao quyền lực của Stalin

Ngày 5/3/1953, Joseph Stalin, người đã lãnh đạo nhân dân Liên Xô đánh bại phát xít Đức, đã qua đời tại nhà riêng ở ngoại ô Moscow.

Ngày này năm xưa: Huyền thoại kéo nước Mỹ thoát Đại suy thoái

Ngày này năm xưa: Huyền thoại kéo nước Mỹ thoát Đại suy thoái

Ngày 4/3/1933, Franklin Delano Roosevelt đọc diễn văn nhậm chức Tổng thống Mỹ thứ 32, ông được coi là nhân vật trung tâm của nhiều sự kiện thế giới giữa thế kỷ 20 và được biết đến như một huyền thoại của lịch sử.

Ngày này năm xưa: Trận chiến kinh hồn trên biển Bismarck, đòn đau cho phát-xít Nhật

Ngày này năm xưa: Trận chiến kinh hồn trên biển Bismarck, đòn đau cho phát-xít Nhật

Trong trận chiến trên biển Bismarck, quân Mỹ và Australia đã dội 203 tấn bom vào đội tàu 16 chiếc của Nhật.