Xấp xỉ 35.000 người Nhật mắc kẹt ở Triều Tiên sau Thế chiến II, song tới giờ chỉ còn duy nhất một người sống sót, Choson Sinbo, tờ báo ủng hộ Triều Tiên đưa tin.

Theo NK News, Choson Sinbo, đóng tại Nhật, là cơ quan ngôn luận chính thức của tập đoàn Chongryon - chuyên ủng hộ chính phủ ở Bình Nhưỡng song không đại diện cho chính phủ này.

{keywords}

Nhật và Triều Tiên đã nhất trí tiến hành "một cuộc điều tra toàn diện và đầy đủ" về các công dân Nhật ở Triều Tiên tại Hội nghị tư vấn liên chính phủ Nhật - Triều Tiên, diễn ra ở Stockholm hồi tháng 5/2014. Ủy ban điều tra đặc biệt đã mở một cuộc điều tra trong khoảng tháng 7 và 8/2014 thông qua một chuyến đi tới Triều Tiên.

Theo Choson Sinbo, trong số những người Nhật bị mắc kẹt ở Triều Tiên hiện chỉ còn một người sống tới bây giờ. Đó là Ruriko Arai, 84 tuổi (sinh ngày 19/1/1933) hay còn gọi là Ri Yu Gum (theo tiếng Triều Tiên). Bà này đã được truyền thông Nhật phỏng vần hồi tháng 4 ở Bình Nhưỡng.

Cha mẹ bà Arai là người vùng Kumamoto, Nhật. Tuy nhiên, bà Arai lại chào đời ở Seoul, khi Bán đảo Triều Tiên vẫn nằm dưới sự cai trị của Nhật. Sau chiến tranh, bà Arai bị tách khỏi cha mẹ và khi họ quay về Nhật, bà được một phụ nữ ở Hamhung, Triều Tiên nhận nuôi.

Cuộc điều tra về số phận các công dân Nhật mắc kẹt ở Triều Tiên đã bị hoãn vào tháng 2/2016 khi Thông tấn xã trung ương Triều Tiên (KCNA) tuyên bố, Ủy ban điều tra đặc biệt đã bị giải thể.

"Vấn đề người Nhật ở Triều Tiên là một trong những vấn đề hậu chiến mà Nhật phải nhận trách nhiệm và là việc cần giải quyết ngay", Choson Sinbo cho hay.

Nói về vấn đề này, một phát ngôn viên của bộ phận báo chí quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Nhật nói với NK News rằng: "Chúng tôi biết thông tin mà các vị đề cập song chúng tôi không thể bình luận về từng vụ việc".

Thế chiến II và sự chia cắt trên Bán đảo Triều Tiên vào năm 1945 khiến một lượng không rõ trẻ em Nhật bị bỏ lại ở Triều Tiên. Ước tính 35.000 người bị kẹt lại song hiện không rõ con số chính xác.

  • Hoài Linh
Cách xua phiền muộn chỉ có ở người Nhật

Cách xua phiền muộn chỉ có ở người Nhật

Otonamaki, một biện pháp được cho là để xua tan phiền muộn và thư giãn cơ thể, đang rất thịnh hành tại Nhật Bản.

Sao người Nhật "nghiện" xem sex nhưng không thích sex?

Sao người Nhật "nghiện" xem sex nhưng không thích sex?

Nhật nổi tiếng về rất nhiều thứ và nghiện các ấn phẩm khiêu dâm là một trong số đó. Tuy nhiên, người Nhật lại chẳng mấy ham hố quan hệ tình dục. Vì sao?

Hàng chục vạn người Nhật vẫn sống tạm bợ sau thảm họa sóng thần

Hàng chục vạn người Nhật vẫn sống tạm bợ sau thảm họa sóng thần

Khoảng 220.000 người Nhật vẫn phải sống trong các ngôi nhà tạm bợ sau bốn năm cơn đại địa chấn mạnh hơn 9 độ Richter làm rung chuyển vùng đông bắc nước này.

Người Nhật hết chuộng hàng Japan

Người Nhật hết chuộng hàng Japan

 Theo kết quả nhiều cuộc khảo sát, ngày càng nhiều người tiêu dùng Nhật ngoảnh mặt với hàng hóa sản xuất trong nước và chuyển sang hàng do Trung Quốc sản xuất.