Trung Quốc tiếp tục tăng cường phát triển lực lượng hạt nhân chiến lược công nghệ cao mà với người ngoài vẫn còn nhiều bí mật.

Chuyện Trung Quốc kín tiếng về sức mạnh hạt nhân và việc sử dụng chúng là chủ đề chính trong bản Đánh giá Vị thế Hạt nhân của Lầu Năm Góc mới đây. Tài liệu này cũng nêu ra một chính sách "ngăn chặn" đối với Trung Quốc.

{keywords}
Ảnh: National Interest

Kế hoạch mới của Mỹ là nhằm thuyết phục các nhà lãnh đạo Trung Quốc tránh tính toán sai lầm về quân sự có thể nhanh chóng leo thang thành một cuộc đấu hạt nhân.

Hé lộ chi tiết về sự tăng cường sức mạnh hạt nhân của Trung Quốc, bản đánh giá của Mỹ nhấn mạnh mối đe dọa lớn về một cuộc chiến tranh hạt nhân giữa hai nước: một cuộc chạm trán quân sự leo thang thành xung đột khu vực mà đỉnh điểm dẫn đến cuộc đấu hạt nhân liên quan đến các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc.

"Chiến lược phù hợp của chúng ta đối với Trung Quốc được hoạch định nhằm ngăn Bắc Kinh không kết luận sai rằng họ có thể đảm bảo một lợi thế thông qua việc sử dụng hạn chế các năng lực hạt nhân trên chiến trường, hoặc bất kỳ việc sử dụng vũ khí hạt nhân nào, dù hạn chế, là chấp nhận được", tạp chí Asia Times trích dẫn bản đánh giá.

Trong khi đó, Bắc Kinh chủ trương không bàn bạc về các chính sách hạt nhân. Trung Quốc liên tục từ chối tham gia thảo luận chính thức để từ đó làm rõ hơn các mục tiêu ngăn chặn.

"Chúng tôi từ lâu đã muốn đối thoại với Trung Quốc để mở rộng sự hiểu biết về các chính sách, học thuyết và năng lực hạt nhân của nhau, để cải thiện sự minh bạch, và giúp kiểm soát nguy cơ tính toán hiểu lầm. Chúng tôi hy vọng Trung Quốc sẽ chia sẻ mối quan tâm này và từ đó, đối thoại ý nghĩa có thể khởi phát", bản đánh giá của Mỹ diễn giải thêm.

Lý do Trung Quốc không tổ chức các cuộc hội đàm như vậy vì họ coi mọi thảo luận nào về năng lực hạt nhân cũng như phi hạt nhân chiến lược - chẳng hạn như các lực lượng hạt nhân, vũ khí không gian hay năng lực tấn công mạng... sẽ gây hại cho giá trị ngăn chặn.

Theo giới phân tích, bằng chủ trương này, Trung Quốc tin Mỹ sẽ không mạo hiểm một cuộc xung đột mà không biết rõ vũ khí nào sẽ được sử dụng. Tuy nhiên, đánh giá vị thế mới của Mỹ dường như rất chú trọng đến bí mật chiến lược của Trung Quốc.

Bởi Bắc Kinh đang phát triển các năng lực mới và mạnh nhằm đe dọa các lợi ích của Mỹ cũng như của các đối tác và đồng minh của Mỹ, Lầu Năm Góc sẽ mở rộng điều kiện sử dụng sức mạnh hạt nhân để đáp trả các cuộc tấn công phi hạt nhân, chẳng hạn triệt hạ các vệ tinh hoặc tấn công mạng trên diện rộng nhằm vào mạng lưới điện.

Và trong khi tiếp tục tìm kiếm "đối thoại ý nghĩa" với Trung Quốc, Mỹ sẽ sử dụng các cuộc tập trận quân sự để phô trương năng lực tấn công hạt nhân, và từ đó tăng phạm vi "các lựa chọn phản ứng hạt nhân theo cấp độ sẵn sàng cho Tổng thống".

Bộ Quốc phòng Trung Quốc phản ứng về đánh giá hạt nhân Mỹ bằng sự chỉ trích gay gắt. "Chúng tôi hy vọng Mỹ sẽ gạt bỏ tâm lý Chiến tranh Lạnh, gánh vác trách nhiệm chủ chốt và đặc biệt của mình, hiểu đúng các ý định chiến lược của Trung Quốc và có cái nhìn công bằng về sự phát triển quân sự và quốc phòng của Trung Quốc", phát ngôn viên Ren Guoqiang của Bộ này nói.

Các quan chức quốc phòng Mỹ tiết lộ, phiên bản mật của đánh giá vị thế hạt nhân của Lầu Năm Góc còn bao gồm chi tiết của các vũ khí liên quan, trong đó có kho tên lửa nhiều loại đang mở rộng... Ngoài ra, tài liệu cũng nhắc đến một số điểm giấu kín của chương trình hiện đại hóa hạt nhân của Trung Quốc, chẳng hạn tổng số đầu đạn trong kho, địa điểm của chúng...

Cũng giống như Mỹ, Trung Quốc dường như sẽ phát triển sức mạnh quân sự hạt nhân và thông thường cùng nhau.

Thanh Hảo

Mỹ 'tố' Triều Tiên dùng chất độc thần kinh ám sát 'Kim Jong Nam'

Mỹ 'tố' Triều Tiên dùng chất độc thần kinh ám sát 'Kim Jong Nam'

Mỹ kết luận chính phủ Triều Tiên đã ra lệnh tấn công bằng vũ khí hóa học nhằm vào Kim Chol, người được cho là Kim Jong Nam, anh trai của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tại Malaysia.

Vì sao Mỹ-Trung chạy đua thử tên lửa đánh chặn?

Vì sao Mỹ-Trung chạy đua thử tên lửa đánh chặn?

Chỉ trong vòng một tuần, cả Mỹ và Trung Quốc đã cùng thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo có nhiều điểm tương đồng. Vậy nguyên nhân nào đã dẫn đến sự trùng hợp này?

Giật tung người nghe siêu pháo Mỹ nhả đạn

Giật tung người nghe siêu pháo Mỹ nhả đạn

Được biên chế cho Lục quân Mỹ từ những năm 1960, cho đến nay hệ thống pháo tự hành M109 đã trải qua nhiều lần nâng cấp và cải tiến.

Xem siêu tàu sân bay Mỹ rẽ sóng Thái Bình Dương

Xem siêu tàu sân bay Mỹ rẽ sóng Thái Bình Dương

Tàu sân bay USS Carl Vinson là một trong 10 tàu sân bay năng lượng hạt nhân lớp Nimitz thuộc biên chế của Hải quân Mỹ.

Điểm mặt 'hàng nóng' của lính lục quân Mỹ

Điểm mặt 'hàng nóng' của lính lục quân Mỹ

Lục quân Mỹ vẫn đang tiếp tục thử nghiệm và bổ sung các vũ khí vào kho đạn của lực lượng này.