Nga mới đây quyết định cung cấp hệ thống tên lửa S-300 cho Syria nhằm đáp trả vụ máy bay trinh sát II-20 hôm 17/9.

Tuyên bố thẳng thừng của Triều Tiên về giải trừ vũ khí

Indonesia tuyệt vọng tìm cứu các nạn nhân sóng thần

Ngày này năm xưa: Thế giới Hồi giáo nổi cơn cuồng nộ

Theo nguồn thạo tin, đó sẽ là hai hệ thống S-300PMU-2. Đây là mẫu xuất khẩu của hệ thống S-300PM-2 “Favorit” được sản xuất từ cuối thập niên 1990. Mẫu này vốn được nâng cấp để cung cấp cho Syria, song sau khi kế hoạch bị dừng lại theo yêu cầu của Israel, vũ khí được cung cấp cho Iran.

S-300 là một loạt các hệ thống tên lửa đất-đối-không tầm xa Nga do Tổng công ty khoa học công nghiệp Almaz sản xuất dựa trên phiên bản S-300P đầu tiên. S-300 đã được phát triển để tăng cường khả năng chống lại máy bay và tên lửa hành trình cho Lực lượng Phòng không Xô viết. Các biến thể sau đó được phát triển để đánh chặn cả tên lửa đạn đạo chiến thuật.

{keywords}
 

S-300 được coi là một trong những hệ thống tên lửa phòng không mạnh nhất hiện tại, với nhiều thông số vượt trội hơn hệ thống đối thủ của Mỹ là MIM-104 Patriot. Radar phát hiện mục tiêu của nó có khả năng đồng thời theo dõi đến 100 mục tiêu và bám sát chặt 6 trong số đó.

Việc Nga quyết định cung cấp “rồng lửa” S-300 cho Syria đã vấp phải phản ứng gay gắt từ phía Israel. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã có cuộc thảo luận với Tổng thống Nga Vladimir Putin về S-300. Lãnh đạo Israel tuyên bố: “Việc chuyển giao vũ khí tiên tiến cho những bên vô trách nhiệm sẽ làm tăng nguy cơ trong khu vực”.

Nhiều chính trị gia Israel cũng chỉ ra hậu quả bất lợi cho quan hệ song phương. Cựu Đại sứ Israel tại Nga Zvi Magen nhận định: “Diễn biến sau vụ việc máy bay Il-20 là việc tạo nên khủng hoảng trong điều kiện không khủng hoảng. Nó có thể vượt quá tầm kiểm soát và trở thành xung đột lớn giữa Moscow và Tel-Aviv”.

Dưới góc nhìn của huyên gia quân sự Israel David Hendelman, thì Nga dùng vụ máy bay Il-20 để đạt các mục tiêu chính trị-quân sự của mình. Đó là tăng cường vị thế tại Syria và hạn chế sự can thiệp của Israel, vốn không có lợi cho Nga, vào công việc nội bộ của Syria nói chung.

Ông tin rằng các cuộc không kích của Israel vào Syria không chỉ gây thiệt hại trực tiếp cho Nga, mà còn gây tổn hại đến hình ảnh của Nga trong con mắt cộng đồng quốc tế, Nga trở nên không có khả năng bảo vệ bầu trời Syria. 

Tuy nhiên, theo trang tin Al Jazeera, không ít chuyên gia tin tưởng rằng việc Nga trao S-300 cho Syria sẽ không gây nguy hại cho mối quan hệ giữa Israel và Nga.

Trong 6 năm qua, Israel đã tiến hành hàng trăm vụ tấn công bên trong Syria, từ bắn rocket đến các cuộc không kích, gia tăng cường độ và tần suất kể từ năm 2012. Đầu tháng 9 vừa qua, Israel thừa nhận họ đã tiến hành 200 cuộc không kích vào Syria kể từ năm 2017.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã đổ lỗi cho các đơn vị bán quân sự của Iran tại Syria vi phạm chủ quyền nước này bằng các cuộc tấn công xuyên biên giới. Ông Netanyahu tuyên bố sẽ tiếp tục tấn công các căn cứ quân sự, khí tài của Iran tại Syria. 

{keywords}
 

Nga phần lớn đã làm ngơ trước các cuộc tấn công của Israel, chính vì vậy các nhà phân tích tin rằng va chạm mới nhất giữa hai nước sẽ không ảnh hưởng đến mối quan hệ của họ. "Mối quan hệ giữa Israel và Nga mạnh hơn nhiều so với những gì mọi người nghĩ khi nói đến Syria", Samer Abboud, Phó giáo sư thuộc Đại học Villanova cho biết.

"Sẽ có sự lên án từ 'phương Tây', nhưng đằng sau hậu trường, ranh giới giữa Nga và Israel sẽ vẫn còn nguyên vẹn do các thỏa thuận mà cả hai đều tuân theo", Abboud nói với Al Jazeera từ Pennsylvania ở Mỹ.

Trước đó, trả lời cho câu hỏi việc cung cấp S-300 cho Syria có làm tổn hại quan hệ Nga-Israel hay không, người phát ngôn Tổng thống Nga Dmitry Peskov cũng nói rằng, S-300 có mục đích bảo vệ các binh sĩ Nga và không nhằm chống lại nước thứ ba.

Bên cạnh đó, việc chuyển giao S-300 sang Syria vốn là một "câu chuyện dài", theo Aron Lund, nghiên cứu sinh của viện chính sách The Century Foundation.

Lund cho biết, Nga nhiều lần “úp mở” rằng họ sẽ cung cấp hệ thống tên lửa này cho Damascus từ năm 2011, nhưng chưa bao giờ thực hiện. Cho dù, lần này Nga tuyên bố một cách mạnh mẽ hơn rằng sẽ cấp cho Syria chỉ trong vòng hai tuần, thì vẫn phải đợi xem quyết định này có thành hiện thực hay không.

Omar Kouch, một nhà phân tích chính trị Syria, thì cho rằng cả Mỹ - hiện diện ở vùng đông bắc Syria - đồng minh thân cận nhất của Israel cũng xem xét việc chuyển tên lửa này cho quân đội Syria là "một sự leo thang đáng kể".

Hôm 24/9, cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton cho biết quyết định chuyển S-300 sang Syria là "một sai lầm lớn" và kêu gọi Moscow xem xét lại quyết định của mình. "Đây vẫn là một lời hứa... vì vậy, chúng tôi không chắc chắn Moscow có bỏ qua nó như mọi lần không", ông Kouch nói.

Phó giáo sư Abboud cho biết, động thái của Nga đã gửi một thông điệp tới Israel rằng sự can thiệp của nước này vào Syria cần phải được hạn chế. "Một vài năm trước, các mục tiêu của Israel tại Syria mang tính chiến lược, nhưng bây giờ chúng đang lan rộng và trở nên rời rạc hơn", ông nói.

Ngoài ra, với hệ thống tên lửa mới do Nga cung cấp, ít nhất chính phủ Syria có thể đảm bảo an toàn cho Damascus khỏi các cuộc tấn công sắp tới từ Israel, ông Abboud nhấn mạnh.

Minh Thu 

Nga điều 'rồng lửa' tới Syria, Mỹ rút 'sát thủ' khỏi Trung Đông

Nga điều 'rồng lửa' tới Syria, Mỹ rút 'sát thủ' khỏi Trung Đông

Lầu Năm Góc sẽ đưa 4 tổ hợp tên lửa PAC-3 Patriot khỏi Trung Đông, cùng thời điểm Nga thông báo cung cấp hệ thống tên lửa S-300 cho Syria.

Xem tên lửa chống hạm siêu thanh Nga khoe sức mạnh

Xem tên lửa chống hạm siêu thanh Nga khoe sức mạnh

Hải quân Nga đã lần đầu tiên phóng thử một tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh Onyx từ Bắc Cực.

Nga trang bị gấp các hệ thống phòng không cho Syria

Nga trang bị gấp các hệ thống phòng không cho Syria

Moscow có kế hoạch trang bị ngay lập tức cho Syria các hệ thống tên lửa S-300 sau khi một máy bay Nga bị bắn rơi ở nước này tuần trước.

Nga tung bằng chứng mới vụ máy bay Il-20 bị bắn rơi

Nga tung bằng chứng mới vụ máy bay Il-20 bị bắn rơi

Dữ liệu do hệ thống phòng không S-400 của Nga cung cấp đã chứng minh các chiến cơ Israel phải chịu trách nhiệm cho vụ bắn rơi máy bay Il-20, Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

Putin lên tiếng vụ máy bay Nga bị bắn rơi ở Syria

Putin lên tiếng vụ máy bay Nga bị bắn rơi ở Syria

Tổng thống Vladimir Putin vừa có động thái "lùi" sau khi Bộ Quốc phòng ở Moscow cảnh báo trả đũa Israel về vụ quân đội Syria bắn hạ máy bay quân sự Nga trên bầu trời Địa Trung Hải.

Máy bay Nga mất tích ở Syria

Máy bay Nga mất tích ở Syria

Một máy bay quân sự Il-20 của Nga đã biến mất khỏi màn hình radar trong một cuộc tấn công từ phía Israel nhằm vào tỉnh Latakia, Syria.