Tổng thống Putin đang cho triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đỉnh cao Buk-M3 ở đông Siberia nhằm đáp lại những lo ngại chiến tranh có thể bùng nổ ở Triều Tiên.
Theo DailyMail, động thái trên của Nga diễn ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis cảnh báo, chính quyền Kim Jong Un là "mối đe dọa nguy hiểm và đáng sợ nhất thế giới đối với an ninh và hòa bình". Moscow gần đây cũng bày tỏ "lo ngại sâu sắc" về các vụ thử tên lửa của Triều Tiên vì nó khiến căng thẳng tăng cao.
Buk-M3 - hệ thống tên lửa phòng không tầm trung đa chức năng, sẽ được triển khai ở Ulan-Ude, thủ phủ của Cộng hòa Buryatia, gần hồ Baikal, Siberia.
Buk-M3 có khả năng chống lại tên lửa hành trình, dàn tên lửa đạn đạo, máy bay và trực thăng. Đây là lần đầu tiên hệ thống này được triển khai ở phía đông nước Nga.
Theo các chuyên gia quân sự, việc triển khai Buk-M3 là "biện pháp đề phòng, trong trường hợp tình hình ở Bán đảo Triều Tiên leo thang".
Trước đó, Nga đã đặt quân đội ở vùng viễn đông nước này trong tình trạng sẵn sàng. Nga có chung biên giới trên biển và trên bộ với Triều Tiên ở vùng viễn đông.
Chuyên gia quân sự Vasily Kashin thuộc Học viện Viễn Đông nhận định: "Tái vũ trang lữ đoàn phòng thủ tên lửa ở Ulan Ude sẽ là một biện pháp đề phòng khác trong trường hợp căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên gia tăng.
Lữ đoàn này có thể di chuyển xa hơn về phía đông và bảo vệ trung tâm công nghiệp, hành chính khỏi các cuộc tấn công tên lửa hoặc trên không. Việc huấn luyện sẽ kéo dài 2 tháng, sau đó, Buk-M3 sẽ sẵn sàng cho các sứ mệnh tham chiến".
Hệ thống Buk-M3 có thể tấn công tới 36 mục tiêu với tốc độ lên tới 3.000m/s.
Hoài Linh
Triều Tiên sẽ thử tên lửa hai lần mỗi tháng
Troy Stangarone, chuyên gia phân tích số lần Triều Tiên thử nghiệm tên lửa từ năm 2012, đã đưa ra nhận định trên sau khi phân tích nhịp độ thử tên lửa hiện thời.
Chiến tranh Triều Tiên có nguy cơ bùng nổ?
Triều Tiên, sớm ngày 8/6, bắn 4 tên lửa ra vùng biển phía đông. Điểm khác biệt lần này là loại vũ khí được triển khai: Tên lửa hành trình chống hạm.