Chiều 7/12, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã ra tuyên bố về việc một máy bay không người lái (UAV) của nước này bị rơi ở Trung Quốc.

Tuyên bố nêu rõ, chiếc UAV trên trong khi huấn luyện trên lãnh thổ Ấn Độ đã xuất hiện vấn đề kỹ thuật, mất liên lạc với mặt đất và bay qua đường kiểm soát thực tế ở đoạn Đông Sikkim. Nhân viên an ninh biên giới của Ấn Độ lập tức thông báo cho biên phòng Trung Quốc cùng định vị chiếc máy bay. Trung Quốc đã hồi đáp về vị trí máy bay và các tình tiết khác. Hiện nguyên nhân sự cố đang được điều tra.

{keywords}

Cũng chiều 7/12, ông Cảnh Sảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nói tại cuộc họp báo rằng, đường biên giới Trung - Ấn ở đoạn Đông Sikkim đã được hoạch định, phần phía Đông là lãnh thổ Trung Quốc; hành động này của phía Ấn Độ đã xâm phạm chủ quyền Trung Quốc, không có lợi cho hòa bình, ổn định ở biên giới hai nước. Trung Quốc cực kỳ bất bình và đã yêu cầu Ấn Độ lập tức ngừng ngay hoạt động của các vật thể bay sát biên giới.

Trang mạng quân sự Xilu của Trung Quốc ngày 7/12 đăng bài cho rằng, chiếc máy bay không người lái kiểu Heron mà Ấn Độ mua của Israel có thẻ đã bị hạ bởi hệ thống thiết bị chống máy bay không người lái của Trung Quốc.

Báo này viết, hôm 23/11, tại sân bay Bạch Vân, Quảng Châu, hệ thống phòng ngự UAV đầu tiên của Trung Quốc đã chính thức đưa vào vận hành, sau khi thông qua phân tích và đánh giá nghiệm thu của Cục Hàng không dân dụng. Hệ thống gồm hai bộ phận “quan trắc báo động” và “gây nhiễu”. Trong đó hệ thống quan trắc báo động có thể phát hiện định vị chính xác chiếc UAV chỉ 3 giây sau khi nó mở máy. Hệ thống gây nhiễu có thể thực hiện gây nhiễu điện từ để “dẫn dắt” ra khỏi khu vực bảo vệ hoặc “cưỡng bức hạ cánh”.

Theo thiết kế, hệ thống này có thể phát hiện, bám sát, gây nhiễu UAV trong khu vực bán kính 8km, nếu điều kiện thoáng đãng có thể tới 13km. Ưu thế lớn nhất của hệ thống này là không ảnh hưởng đến các thiết bị khác ở khu vực sân bay và có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời gian và thời tiết, thao tác đơn giản, nhanh chóng phát hiện và khống chế UAV để bảo đảm an toàn khu vực xung quanh sân bay.

{keywords}

Về loại quân dụng, Trung Quốc còn có hệ thống chống UAV mang tên Thiên Nhãn. Hệ thống Thiên Nhãn B sử dụng kỹ thuật radar tự động tìm kiếm, giám sát mục tiêu, báo động và dùng hệ thống quang điện ghi hình, đảm nhận vai trò tự động quan trắc báo động trong phạm vi 5.000m, tiến hành phát hiện, giám sát, khống chế các UAV hoạt động trái phép; gây nhiễu buộc nó ngừng bay, xua đuổi hoặc dẫn dắt đến khu vực đã định (buộc hạ cánh).

Ngoài các hệ thống này, Trung Quốc còn có hệ thống tích hợp các chức năng radar phát hiện, thám trắc và laser cường độ cao để đối phó các máy bay không người lái, sau khi phát hiện mục tiêu có thể sử dụng tia laser cường độ cao để bắn hạ.

Ngô Tuyết

Thế giới 24h: Chiến cơ gầm rú ‘dằn mặt’ Triều Tiên

Thế giới 24h: Chiến cơ gầm rú ‘dằn mặt’ Triều Tiên

Hàng trăm chiến cơ của Mỹ và Hàn Quốc đang đua nhau gầm rú, phô diễn sức mạnh trong cuộc tập trận thường niên Vigilant Ace.

Lộ diện người mua bức tranh giá chục nghìn tỷ đồng

Lộ diện người mua bức tranh giá chục nghìn tỷ đồng

Nhân vật bí ẩn mua kiệt tác "Đấng Cứu thế" của danh họa Leonardo da Vinci với giá 450,3 triệu USD (hơn 10 nghìn tỷ đồng) là một hoàng thân Ảrập ít người biết tiếng.

Triều Tiên cảnh báo chiến tranh là 'không thể tránh'

Triều Tiên cảnh báo chiến tranh là 'không thể tránh'

Triều Tiên tuyên bố một cuộc chiến hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên chỉ là vấn đề "khi nào" chứ không còn là "nếu".