Việt Nam vẫn được cho là có dân số trẻ. Các nhà kinh tế học đánh giá điều này như một dấu hiệu cho thấy đầu tư tài chính được đảm bảo.

Tuy nhiên, theo tạp chí Diplomat, thực tế chưa hẳn đúng, ít nhất là trong những thập niên tới.

{keywords}
Ảnh: VietNamNet Bridge

Hiện tại, độ tuổi trung bình của Việt Nam là 32 và khoảng 55% dân số dưới tuổi 34. Đối với nhóm tuổi 15-64 - được coi là độ tuổi lao động - mức trung bình tăng lên 68, cao hơn đáng kể so với cuối thế kỷ trước, và cao hơn so với nhiều quốc gia khác ở Đông Nam Á.

Tuy nhiên, số người trẻ hơn, dưới tuổi 15, đã giảm bớt trong nhiều năm qua và đến nay chiếm khoảng 23% dân số so với gần 40% vào năm 1989.

Tỷ lệ sinh cũng trở nên ổn định, ở mức 1,95 lần sinh/một phụ nữ so với mức 5 lần sinh/mỗi phụ nữ hồi năm 1980 và 3,55 năm 1990. Điều này có nghĩa là dân số độ tuổi lao động ở Việt Nam sẽ giảm trong những thập niên tới, và kết quả là "có thể sẽ gây trở ngại cho mức tăng trưởng bình quân đầu người từ năm 2020 đến 2050 ", báo Diplomat trích dẫn một bài viết trên blog của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) năm 2017.

Theo một biểu đồ mà IMF mới đưa ra, dân số độ tuổi lao động của Việt Nam đã đạt đỉnh cao cách đây nhiều năm, khi thu nhập bình quân đầu người thấp. Nói cách khác, như IMF đánh giá: "Dân Việt Nam có nguy cơ già đi trước khi trở nên giàu có".

Tổ chức Y tế Thế giới hiện nay coi Việt Nam là một trong những quốc gia có dân số già hóa nhanh nhất thế giới. Hiện tại, số người già dưới 4%, tương đương khoảng 10 triệu người trên 65 tuổi. Tuy nhiên, đến năm 2030, con số này được cho là tăng lên gần 7%, và đến năm 2050 là hơn 10%.

Thêm vào đó, Việt Nam hiện có tuổi thọ cao thứ 2 ở Đông Nam Á (75 tuổi).

Bộ Y tế Việt Nam đã phát triển một kế hoạch hành động cho khoảng thời gian 2017 đến 2025. Theo kế hoạch này, tất cả người cao tuổi sẽ có thẻ bảo hiểm y tế vào năm 2025.

Một thực tế nữa ở Việt Nam là người trẻ thường chăm sóc ông bà, cha mẹ tuổi cao.

Mặc dù vậy, cũng như ở Nhật Bản và Thái Lan – hai quốc gia đang đối mặt tình trạng già hóa dân số, sự chăm sóc dành cho người già theo cách truyền thống đang ngày càng ít đi. Chủ yếu do tốc độ thị hóa và cách sống hiện đại, người trẻ có xu hướng sống cùng chồng/vợ con, chứ không cùng cha mẹ và ông bà.

Vì vậy, lên kế hoạch cho một nền dân số già trong tương lai phụ thuộc rất nhiều vào dân số hiện nay.

Thanh Hảo (Lược dịch)