Cuộc khủng hoảng Ukraina đang đẩy các chính phủ châu Âu tới việc xem xét lại vai trò của thứ vũ khí từng chiếm ưu thế quốc phòng trong thời Chiến tranh Lạnh và hiện vẫn được coi là "niềm tự hào" nước Nga: Xe tăng chiến đấu.


{keywords}
Ảnh: Dailymail

Chi phí và các lợi ích tác chiến của xe bọc thép nói chung đối với khu vực cũng có thể là lý do để thúc đẩy ngoài ví dụ về kế hoạch sáp nhập hãng Krauss-Maffei Wegmann GmbH - KMW của Đức và tập đoàn chế tạo vũ khí Nexter Systems SA (Pháp). KMW là hãng phát triển loại xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2. 

Theo giám đốc điều hành KMW, Frank Haun, việc Nga dàn quân ở biên giới Ukraina khiến cho nhiều quốc gia tiền tuyến phải xem xét lại sức mạnh của những lữ đoàn thiết giáp - những lữ đoàn bị suy giảm vai trò kể từ khi Liên Xô tan rã.

Nhu cầu sử dụng các cỗ xe lớn như Leopard 2 đã giảm mạnh khi quan hệ châu Âu với Nga được cải thiện. Việc triển khai xe tăng chuyển từ đồng bằng miền bắc nước Đức sang các sa mạc Trung Đông. Loại Leopard 2 mới nhất gần đây được sản xuất năm 2009, sau khi 3.200 xe tăng trước đó được bán cho 16 quân đội trên toàn thế giới.

Chiến cuộc mới nhất chứng kiến sự dàn trận của xe tăng quy mô lớn là vào năm 2003 tại Iraq nhằm lật đổ Saddam Hussein. Gần đây hơn, xe tăng đã chứng minh ưu thế tại các khu vực miền núi Afghanistan, nơi Canada triển khai Leopard 2.

Trong khi chi tiêu quốc phòng ở Tây và Trung Âu giảm 2,4% năm ngoái đạt 312 tỉ USD, thì ngân sách quân sự lại đang phục hồi ở các quốc gia giáp Nga và gia tăng tại Ba Lan, Phần Lan, Na Uy, Estonia, Latvia và Lithuania (theo dữ liệu của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm).

Tổng thống Ba Lan Bronislaw Komorowski tuần trước nói, cuộc khủng hoảng Ukraina đã đập tan ảo tưởng rằng, vũ lực không còn vai trò trong nền chính trị châu Âu, rằng khối Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương phải dừng việc cắt giảm sau khi Nga tăng chi tiêu quốc phòng ở năm thứ 8 liên tiếp.

Tổng thống Phần Lan Sauli Niinistoe đã có cuộc gặp với ông Putin ngày 15/8 để nói về những căng thẳng leo thang và nhấn mạnh thế giới đang bên bờ vực của một cuộc chiến tranh lạnh mới.

Latvia cũng tìm kiếm thúc đẩy phòng thủ Baltic khi một phái đoàn có cuộc gặp với Thủ tướng Đức Angela Merkel mới đây.

Tại Nga, xe tăng T-90 vẫn tiếp tục được sản xuất với khoảng gần 1.700 chiếc và loại "kế nhiệm" là T-99 đang được phát triển. Các khả năng của thiết giáp hạng nặng của Nga vẫn là "niềm tự hào quốc gia" khi một cuộc trình diễn quy mô lớn tổ chức ở bên ngoài Moscow nửa đầu tháng 8 thu hút 70.000 khán giả.

Những biến động tại Ukraina khiến ngành sản xuất xe tăng châu Âu đang trải qua sự thay đổi lớn nhất nhiều thập kỷ, điển hình là kế hoạch sáp nhập KMW và Nexter. Hãng Rheinmetall và KMW cũng hợp tác sản xuất thiết giáp Puma, Boxer. Theo Trung tâm Nghiên cứu chính trị châu Âu ở Brussels, ngành sản xuất thiết bị vũ khí bộ binh của châu Âu hiện có 17 dây chuyền sản xuất các dòng xe tăng chiến đấu, xe bọc thép, xe vận chuyển và pháo tự hành.

Theo giám đốc điều hành Frank Haun, châu Âu trong 10, 20 năm có thể cần tới ‘Leopard 3’.

Thái An (theo Bloomberg)