- Theo ông Đặng Công Ngữ, người từng có 9 năm giữ chức Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa, việc này là cần thiết và không nên để muộn thêm nữa.

Trao đổi với VietNamNet, trong suy tư đầy tâm huyết với huyện Hoàng Sa, ông Đặng Công Ngữ cho hay, trước đây đã từng có đề xuất về việc có đại diện của huyện Hoàng Sa tại HĐND TP Đà Nẵng nhưng chưa làm được.

"Trong cơ cấu đại biểu HĐND, các địa phương trực thuộc thành phố đều có 1 đại diện. Do đó việc huyện Hoàng Sa có đại biểu HĐND Đà Nẵng là bình thường và phải có. Đó là nguyện vọng không chỉ của tôi mà còn là của đại đa số người dân.

Nhất là trong thời điểm này khi chúng ta đang tuyên truyền về chủ quyền biển đảo, việc này sẽ tăng thêm tiếng nói chủ quyền, để Hoàng Sa thực sự gần hơn với đất liền", ông nhấn mạnh.


Là có thể cảm nhận bằng trực quan chứ không chỉ qua lời nói, tâm thức nữa. Muốn vậy phải có một thực thể trên đất liền, cụ thể là có đơn vị hành chính, có đất, có dân, có HĐND và những cử tri của Hoàng Sa.

{keywords}

Ông Đặng Công Ngữ: Chúng ta từ trước đến nay luôn đau đáu về Hoàng Sa, khúc ruột máu thịt của Tổ quốc đang bị cưỡng chiếm

Kéo Hoàng Sa vào đất liền nên được hiểu như thế nào với việc có một đại diện tại HĐND, thưa ông?

Theo tôi, muốn thực hiện ý nguyện này thì phải tách ít nhất một đơn vị hành chính ở đất liền để hình thành, sáp nhập, tạm có đất, có dân. Khi đó sẽ tổ chức được HĐND và UBND theo luật. Hoặc UBTVQH có thể căn cứ vào tình hình thực tế sẽ có một Nghị quyết riêng nào đó cho huyện đảo Hoàng Sa.

Quan trọng nhất là kéo Hoàng Sa về trong tâm tưởng, nhận thức của người dân. Chúng ta từ trước đến nay luôn đau đáu về Hoàng Sa, khúc ruột máu thịt của Tổ quốc đang bị cưỡng chiếm. Người Việt phải luôn nhớ về Hoàng Sa là phần lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam. Chừng nào chúng ta còn nhớ thì Hoàng Sa còn có đó.

Phương án huyện Hoàng Sa có đất, có dân có thể nên được xem xét thế nào, thưa ông?

Việc này tất nhiên phải làm theo trình tự, phải có chủ trương, xin ý kiến chỉ đạo cấp trên rồi họp dân, phổ biến qua các cấp HĐND. Tôi được biết phương án tách một số phường (trong đó có phường Thọ Quang, Mân Thái thuộc quận Sơn Trà – PV) đã được trình UBTVQH xem xét. Nếu phương án này được phê chuẩn thì Hoàng Sa khi đó sẽ thành một huyện gồm toàn bộ phần lãnh thổ đang bị cưỡng chiếm và các phường trên đất liền.

Thực ra trong giai đoạn lịch sử trước thời đất nước còn chia cắt, Hoàng Sa từng được gọi là xã Định Hải gắn với một xã thuộc Hòa Vang (Quảng Nam Đà Nẵng). Một điều thú vị là nhiều người Việt ở hải ngoại rất quan tâm đến đề xuất Hoàng Sa có cử tri, có HĐND. Nhiều Việt kiều cũng tâm sự với tôi họ muốn được làm công dân của huyện Hoàng Sa.

"Trước đây HĐND TP. Đà Nẵng có một đại biểu quận Sơn Trà kiêm luôn đại diện cho huyện Hoàng Sa. Theo tôi đây là thời điểm Hoàng Sa cần có đại biểu chính danh. Nếu phương án kéo Hoàng Sa vào đất liền bằng việc sáp nhập một số phường trên đất liền được phê chuẩn thì Hoàng Sa sẽ có dân, có những cử tri nữa".

Nguyên Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng, người đề xuất cơ cấu 1 đại biểu huyện Hoàng Sa trong HĐND TP Đà Nẵng khóa tới

 
Cao Thái