- Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM là một trong những điểm thị sát của Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng sáng nay, chủ nhật.

Bước vào bệnh viện, ông đến thẳng khu khám bệnh đang ngổn ngang gạch vữa. Quan sát một hồi, ông đi thẳng vào khoa cấp cứu.

{keywords}
{keywords}
Bí thư Đinh La Thăng thị sát khu sửa chữa cải tạo của bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM

Khi GĐ bệnh viện Phan Quang Trí ngỏ ý mời Bí thư lên hội trường để tiện làm việc, ông khoát tay: Bệnh viện đang cần đề nghị tháo gỡ những gì?

Ông Trí xin phép được sửa chữa một số khu vực đã quá xuống cấp và đầu tư vốn cho kỹ thuật cao.

{keywords}
{keywords}
Trao đổi với lãnh đạo bệnh viện tại sảnh khoa Cấp cứu

Một nhà đầu tư đã được phép đổ vốn vào đây theo phương thức lấy đất bệnh viện để xây trung tâm thương mại, bù lại, xây một bệnh viện 1.800 tỷ ở khu vực khác.

Nhưng hiện nhà đầu tư đang vướng tiền giải phóng mặt bằng cho một dự án khác ở Bình Chánh và muốn TP giao trước lô đất, rồi mới giao tiền để đền bù.

Nghe vậy, Bí thư Thăng gạt tay cho rằng không thể nêu lý do chưa có tiền thì chưa quyết liệt thúc đẩy dự án. 

{keywords}
Ông chỉ vào cánh tay từng bị bó lệch của mình, nói với bác sĩ, chuyên môn giỏi là quan trọng, tiền không mua được, nên hạ tầng bệnh viện phải xử lý được

Quay sang Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Thị Thu, ông thúc đầu giờ chiều thu xếp cuộc gặp để nghe chủ đầu tư nói về vướng mắc và buộc phải có ngay một hạn định cho việc này.

Hỏi lại việc xin cải tạo tạm thời, GĐ Trí báo cáo, trước mắt cần mấy chục tỉ đồng để triển khai 150 giường bệnh "gửi" ở bệnh viện vệ tinh là Đa khoa Sài Gòn.

Bí thư hỏi giải pháp này có lâu dài? Ông Trí nói, phương án này đỡ được vài năm. "Rồi sau thì sao?", ông hỏi tiếp. "Khi có bệnh viện mới thì khu này sẽ bỏ".

Ông Thăng thốt lên: "Thế thì chết, lãng phí". Ông Trí đáp lại: Nói mấy năm thôi nhưng cũng chưa biết khi nào.

GĐ bệnh viện chia sẻ thêm các giải pháp, trong đó có việc thành lập khoa vệ tinh ở các tỉnh Khánh Hòa, An Giang, Long An.

Nghe vậy, Bí thư hỏi: "Các giải pháp hàng loạt sau khi triển khai có hết quá tải không?". Ông Trí nói: Dạ không. Thực tế một năm mổ 13 ngàn ca, từ 2013 đến nay vẫn vậy, chứng tỏ ở đây bão hòa, tức chỉ có tệ đi chứ không tốt hơn.

{keywords}
{keywords}
Bí thư TP hỏi thăm người kinh doanh trên vỉa hè bệnh viện

Ông Thăng nói: Sao lại thế, nhiều biện pháp như vậy lẽ ra phải tốt lên? Ông Trí nói: Do cơ sở vật chất ở đây kém đi, còn các nơi khác tốt hơn nhờ cơ ngơi tốt lên.

Ông Trí cũng chia sẻ đang mong có nguồn vốn để đầu tư một phòng mổ vệ tinh ở bệnh viện An Bình. TP hứa cho 10 tỷ đồng nhưng thực tế chi phí đủ phải hơn 20 tỉ. 

Nghe vậy ông Thăng hỏi: Tại sao không xã hội hóa luôn, cái đó hoàn toàn làm được. Nghe vậy, Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Thị Thu cho hay phải chờ đến kỳ họp HĐND sắp tới, TP sẽ xin chủ trương.

Chỉ vào cánh tay phải, Bí thư Thăng nói hồi nhỏ đi học bị bác sĩ bó lệch tay, đến nay quay ngửa thẳng không được tự nhiên. 

Cho nên, có được đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi như ở bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP là quan trọng, tiền cũng không mua được, còn cơ sở hạ tầng khám bệnh thiếu, xuống cấp thì dứt khoát phải lo xử lý.

Không thể không giảm giá

Cũng trong sáng chủ nhật, Bí thư TP.HCM thị sát bệnh viện quốc tế CIH do tư nhân bỏ vốn 80 triệu USD ở Bình Chánh.

{keywords}
{keywords}

Vào phòng họp sang trọng, ông hỏi luôn: Đề nghị cho biết trong đầu tư có gì vướng mắc, khó khăn?

Đại diện chủ doanh nghiệp nói thiếu vốn và xin được bảo lãnh vay vốn ODA hoặc các nguồn vốn khác trong nước bởi hiện nay vận hành lỗ trung bình 1 triệu USD/tháng. 

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nói ngay, riêng nguồn vốn ODA, Nhà nước không thể bảo lãnh cho tư nhân vay. Ngay ngành y tế, vốn ODA đổ vào chủ yếu thông qua thiết bị, sinh phẩm.

{keywords}
{keywords}
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Phải xem lại giá cả

Để hỗ trợ xã hội hóa y tế, Bộ đã ký văn bản ký kết với hai ngân hàng trong nước, mỗi ngân hàng vài chục nghìn tỉ đồng. Nhà đầu tư có thể kết hợp với các bệnh viện công triển khai các dự án vệ tinh đầu tư công-tư, có thể tiếp cận vốn thương mại....

"Tôi nghe mỗi tháng lỗ 1 triệu USD mà xót xa cho doanh nghiệp trong khi nhiều bệnh viện công thì quá tải. Ở đây quá rộng rãi, khang trang. Phải xem lại giá cả dịch vụ", bà gợi ý.

Bí thư Thăng cho rằng, nếu còn làm như hiện nay, bệnh viện sẽ không thể có thương hiệu. Trong khi bệnh viện công quá tải, chật chội thì nơi đây rộng rãi, nhưng công suất chỉ khai thác được 30%. 

{keywords}
"Ngoài kia bệnh viện đông đúc, dân khổ, ở đây thì lại rộng rãi, vắng vẻ"

Chỉ còn cách trước mắt liên kết, thành vệ tinh của bệnh viện công lập thì CIH mới không lỗ và dần gây dựng thương hiệu.

Giai đoạn đầu, CIH vẫn tự hoạch toán độc lập nhưng chuyên môn thì nên gắn bệnh viện công. Sau có thương hiệu thì tách ra. Trong liên kết phải đảm bảo giá cả, lợi ích cho người bệnh, không phân biệt đối xử, kể cả nếu họ khám theo bảo hiểm.

"Chỉ còn cách đó thôi! Ngoài kia bệnh viện đông đúc, dân khổ, ở đây thì lại rộng rãi, vắng vẻ. Doanh nghiệp phải đưa ra mô hình tốt nhất, đó là vì lợi ích của cả người bệnh và bệnh viện thì mới hiệu quả", ông nói và gợi ý doanh nghiệp sớm trình UBND TP kiến nghị cụ thể để tháng 3 TP có hồi đáp.

Xuân Linh - Đinh Tuấn