- UBND TP.HCM vừa đề nghị Bộ GTVT làm rõ giới hạn công suất của Tân Sơn Nhất với mức 50 triệu khách/năm, xác định chính xác thời gian mãn tải.

Báo cáo của Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, lưu lượng hành khách năm 2016 đạt trên 32 triệu khách, năm 2017 đạt trên 36 triệu khách, vượt so với công suất quy hoạch, đã gây ra tình trạng ùn tắc giao thông.

Căn cứ mức tăng sản lượng vận chuyển hành khách 16%/năm giai đoạn 2015-2020 và 8%/năm giai đoạn 2020-2030 đã được Thủ tướng phê duyệt, nhu cầu vận chuyển hành khách của Tân Sơn Nhất đến năm 2025 là 83 triệu khách/năm và đến năm 2030 đạt 121 triệu khách/năm.

Trong khi đó, Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA) dự báo, dự kiến đến 2025 Tân Sơn Nhất sẽ đạt khoảng 78 triệu khách/năm.

{keywords}
 

 

Báo cáo của nhóm nghiên cứu TP.HCM cho thấy, nhu cầu vận chuyển hành khách dự kiến của Tân Sơn Nhất đến năm 2025 đạt khoảng 78 triệu khách/năm và đến 2030 đạt khoảng 110 triệu khách/năm.

Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của công ty tư vấn ADPi (Pháp) công suất dự kiến của Tân Sơn Nhất đến 2025 chỉ là 50 triệu khách/năm và giữ nguyên cho các năm sau đó là thấp hơn nhiều so với các dự báo trên.

Do vậy, TP.HCM đề nghị Bộ GTVT yêu cầu tư vấn ADPi làm rõ dự báo nhu cầu vận chuyển hành khách hàng không của khu vực phía Nam, đồng bộ giữa nhu cầu của Tân Sơn Nhất và sân bay Long Thành.

Trong trường hợp giới hạn công suất của Tân Sơn Nhất là 50 triệu khách/năm, Bộ GTVT cần xác định chính xác thời gian mãn tải của Tân Sơn Nhất, từ đó đề xuất các phương án khai thác sân bay quốc tế trong khu vực như Long Thành, Cần Thơ...

Phân tích rủi ro

TP.HCM cũng đề nghị phân tích chi tiết các rủi ro nếu trường hợp Long Thành, Cần Thơ không đáp ứng theo tiến độ yêu cầu về thời gian mãn tải của Tân Sơn Nhất, đảm bảo ổn định, phát triển bền vững và không gây ra tình trạng ùn tắc giao thông tại Tân Sơn Nhất như các năm qua.

TP.HCM cũng cho rằng, tư vấn ADPi chưa so sánh lợi ích kinh tế các phương án mở rộng Tân Sơn Nhất. Do đó, Bộ GTVT cần bổ sung xác định chi phí của từng phương án mở rộng gồm chi phí mở rộng trong cảng và đấu nối hạ tầng kỹ thuật ngoài cảng (giao thông, thoát nước, cấp nước...).

Đặc biệt, TP cũng đề nghị Bộ GTVT làm rõ tính khả thi và kinh tế của phương án kết nối giao thông phía Nam với TP.HCM khi công suất Tân Sơn Nhất đạt 50 triệu khách/năm.

Trước đó, tại buổi họp báo cáo về điều chỉnh quy hoạch, mở rộng, nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất, với cấu hình khu bay hiện nay, đại diện tư vấn ADPi khẳng định chỉ có thể đáp ứng được 50 triệu hành khách/năm, muốn tăng năng lực chỉ có thể mở rộng nhà ga.

Muốn nâng công suất Tân Sơn Nhất lên đến 60-70 triệu khách/năm, phương án này bắt buộc phải xây dựng thêm đường cất hạ cánh mới (thứ 3), lấy đất khu vực sân golf ở phía Bắc sân bay Tân Sơn Nhất để xây dựng nhà ga.

Vì sao mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía Bắc?

Vì sao mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía Bắc?

Việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía Bắc không chỉ đem lợi kinh tế mà còn giải quyết được bài toán kết nối giao thông, phát triển vùng đô thị.

TP.HCM muốn mở rộng Tân Sơn Nhất về phía sân golf

TP.HCM muốn mở rộng Tân Sơn Nhất về phía sân golf

Nhóm nghiên cứu TP.HCM thống nhất phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía bắc (sân golf).

Mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất: Không thể lấy 40ha đất quốc phòng

Mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất: Không thể lấy 40ha đất quốc phòng

Nếu xây nhà ga sân bay Tân Sơn Nhất từ 36 triệu lên 50 triệu khách/năm sẽ đòi hỏi diện tích đất quá tốn kém, sẽ không thể lấy là 40ha mà lấy thêm hơn 70ha đất quốc phòng.

Vũ Điệp