- “Nếu di chuyển trạm thu phí BOT Cai Lậy (Tiền Giang) thì phương án tài chính sẽ đổ bể. .." - Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết tại buổi họp báo chiều nay.

Không di dời 

Trả lời câu hỏi của báo giới về việc trạm thu phí Cai Lậy thu cho đường tránh nhưng lại đặt tại QL1 là bất hợp lý và có phải di dời vị trí không -. Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết, việc đặt trạm thu phí có cả quá trình diễn ra lâu dài, trong đó có những trạm ngoài phạm vi dự án vẫn được triển khai với mục tiêu để thu hút vốn. Tuy nhiên, trạm thu phí Cai Lậy do nằm trên phạm vi dự án nên không thể di dời.

"Vị trí đặt trạm nằm trên dự án nên không có lý do gì phải thay đổi, còn kiến nghị của người dân địa phương thì sẽ dần được xử lý. Nếu di chuyển thì phương án tài chính đổ bể", ông Đông nói.

Năm 2013 QL1 bị xuống cấp và ùn tắc nên Bộ GTVT lập dự án đầu tư xây dựng tuyến tránh Cai Lậy và cải tạo QL 1. Sau khi cải tạo, người dân được đi đường tốt hơn, không phải chen chúc trên đường đô thị, giảm tai nạn, ùn tắc.

{keywords}

Không thể di dời trạm BOT Cai Lậy.

"Nhà nước không có tiền mới huy động vốn BOT"

Theo Thứ trưởng Đông, vì nhà nước không có tiền mới huy động vốn BOT. Do vậy việc nhà nước bỏ tiền mua trạm thu phí thì "chắc không có".

Bộ GTVT đã điều chỉnh giảm phí, trên cơ sở này nhà đầu tư chốt phương án tài chính, mức lãi để không vướng nợ xấu.

Về việc mức giá phí Cai Lậy cao hơn so với mức phí cao tốc TP.HCM – Trung Lương, ông Đông giải thích đây là 2 phương thức thu phí 2 tuyến đường rất khác nhau.

Cụ thể, Cao tốc TP.HCM – Trung Lương được xây dựng bằng ngân sách nhà nước và thời gian thu phí dài thì mức phí sẽ khác so với thời gian thu phí ngắn.

”Cao tốc TP.HCM – Trung Lương được xây dựng bằng ngân sách nhà nước với mức đầu tư hơn 9.000 tỷ đồng và có thời gian thu phí dài, trong khi dự án thu tại trạm Cai Lậy có thời gian ngắn nên mức phí cao hơn” - ông Đông nói và cho biết dự án BOT Cai Lậy phải đánh đổi giữa giá thu và thời gian thu.

Nếu thu cao thì thời gian thu ngắn, ngược lại nếu thu thấp thì thời gian thu sẽ kéo dài.

Theo dự báo có thể trạm Cai Lậy sẽ kéo dài thời gian thu từ 12 đến14 năm, Bộ sẽ có con số cụ thể trong thời gian tới.

Đẩy nhanh thu phí điện tử

Trả lời câu hỏi của VietNamNet về việc tình trạng người dân cố tình bỏ tiền lẻ vào chai nhựa trả phí gây nên tình trạng tắc đương nếu tiếp diễn sẽ được xử lý như thế nào - Thứ trưởng Đông cho biết, tới đây sẽ đẩy nhanh tiến độ thu phí điện tử 1 dừng để tránh ùn tắc.

{keywords}
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông trao đổi với báo chí chiều nay

Theo đó người dân chỉ việc ấn thẻ còn phần sau chỉ trả tiền.

Việc người dân cố tình bỏ tiền vào chai có vi phạm pháp luật hay không thì Bộ GTVT sẽ phối hợp với cơ quan công an để xác định cụ thể.

Thứ trưởng Đông nhìn nhận, ai cũng mong muốn nhà nước có đủ tiền bỏ ra đầu tư tất cả kết cấu hạ tầng giao thông để người dân đi lại không mất phí, tuy nhiên do ngân sách nhà nước không đủ tiền nên phải kêu gọi đầu tư từ bên ngoài.

Việc kêu gọi từ bên ngoài không chỉ VN mà ngay như các nước phát triển như Trung Quốc, Hàn Quốc cũng đều kêu gọi đầu tư từ tư nhân.

Chính thức giảm phí đường BOT Cai Lậy

Chính thức giảm phí đường BOT Cai Lậy

Bộ GTVT thông báo sẽ giảm giá phí đường cho phương tiện đi qua trạm BOT Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.

Giữ nguyên trạm BOT Cai Lậy để hoàn vốn

Giữ nguyên trạm BOT Cai Lậy để hoàn vốn

Chắc chắn không di dời trạm thu phí Cai Lậy mà giữ nguyên để thu phí hoàn vốn cho dự án, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ nói.

Sẽ giảm phí BOT Cai Lậy xuống còn 25.000 đồng

Sẽ giảm phí BOT Cai Lậy xuống còn 25.000 đồng

Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa cho biết đề xuất của địa phương là giảm phí từ 35 ngàn xuống 25 ngàn đồng và nhà đầu tư sẵn sàng.

Giải pháp nào cho trạm thu phí Cai Lậy?

Giải pháp nào cho trạm thu phí Cai Lậy?

Trước tình trạng tài xế dùng tiền lẻ mua vé tại trạm thu phí Cai Lậy (Tiền Giang) gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng, buộc trạm thu phí phải “xả cửa”.

Vũ Điệp