- Phương án tuyến đường sắt đô thị số 2 mà TP Hà Nội lựa chọn, không chỉ vi phạm luật Di sản văn hóa mà còn tiềm ẩn nguy cơ, ảnh hưởng không thể khắc phục đối với di sản, không gian văn hóa của trung tâm Thủ đô.

Báo cáo của UB Văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng gửi đến UB TVQH và Thủ tướng cho hay, dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo là dự án trọng điểm quốc gia của Hà Nội, có đoạn tuyến đi ngầm qua khu trung tâm TP, gắn với vị trí ga C9 trong khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng lân cận.

Trong quá trình chuẩn bị dự án, Hà Nội nghiên cứu 2 phương án. Sau khi nghiên cứu, so sánh, đánh giá ưu, nhược điểm về kỹ thuật, kinh tế, mức độ, ảnh hưởng đối với di tích, môi trường... , TP Hà Nội đề xuất lựa chọn phương án 1 và đã được các bộ, ngành liên quan chấp thuận.

{keywords}
Vị trí đặt ga C9 trên hồ Gươm

Phương án được chọn có đoạn tuyến đi ngầm cắt qua khu phố cổ, dọc Hàng Giầy, Đồng Xuân, Hàng Đường, Hàng Ngang, Hàng Đào, qua các tuyến phố Đinh Tiên Hoàng, Hàng Bài, Phố Huế, Đại Cồ Việt, gắn với vị trí ga C9 đặt tại khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng lân cận (có di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn, di tích quốc gia đền bà Kiệu).

Theo UBND TP Hà Nội, phương án 1 có nhiều ưu điểm như: tính khả thi cao, có đủ không gian bố trí các công trình phụ trợ, không phải giải phóng mặt bằng dân cư, không ảnh hưởng tới các công trình lân cận, đảm bảo khoảng cách hợp lý đến các ga kết nối khác...

Vi phạm luật Di sản văn hoá

UB Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng đánh giá, việc xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội là cần thiết. Tuy nhiên, phương án TP lựa chọn không chỉ vi phạm luật Di sản văn hóa mà còn tiềm ẩn nguy cơ, ảnh hưởng không thể khắc phục đối với di sản, không gian văn hóa của trung tâm Thủ đô.

Cụ thể, tuyến đi ngầm qua khu vực phố cổ, đi thẳng vào khu vực trung tâm, có 1 phần thân ga và toàn bộ cửa lên xuống số 3 nằm trong khu vực bảo vệ 2 của di tích hồ Hoàn Kiếm là vi phạm luật Di sản văn hóa do tính chất công trình chủ yếu phục vụ giao thông, không phải là công trình phục vụ phát huy giá trị di tích.

Việc quy hoạch tuyến đường ngầm xuyên qua lòng di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia đền bà Kiệu xâm phạm khu vực bảo vệ 1 của di tích.

Ngoài ra, đường ngầm đi gần tứ trụ di tích đền Ngọc Sơn, cách chân tháp Bút chỉ có 1m, quá trình thi công và vận hành hàng ngày sẽ tạo độ rung, gây nguy cơ hủy hoại các di tích, vi phạm điều cấm của luật Di sản văn hóa.

Đây là những di tích được xây dựng từ hàng trăm năm trước, kết cấu trụ móng không vững chắc (tháp Bút hiện đang bị nghiêng 3 độ), trong khi các phương án giảm thiểu tác động do nhà tư vấn đưa ra chỉ mang tính lý thuyết.

“Trong quá trình xây dựng dự án, Hà Nội đã có tính đến các yếu tố bảo tồn di sản nhưng chưa có báo cáo đánh giá tác động của dự án đối với di sản văn hoá, cảnh quan di tích tại khu vực hồ Hoàn Kiếm cũng như toàn tuyến số 2”, báo cáo nêu rõ và lưu ý, vị trí thân ga và cửa lên xuống không hợp lý, có nguy cơ tác động không tốt về mặt xã hội với khu vực.

Ngoài ra, các công trình ngầm, ga ngầm luôn đối mặt với sự cố nguy hiểm như sụt lún, thay đổi cấu trúc địa chất, thủy hệ… trong khi khu vực hồ Hoàn Kiếm được đánh giá có kết cấu đặc biệt, nền móng địa chất yếu.

UB này đề nghị Hà Nội tiếp tục nghiên cứu, đánh giá đầy đủ, thuyết minh kỹ hơn tác động của dự án đối với di sản, cảnh quan, môi trường, xã hội và các phương án thi công, phòng ngừa sụt lún, thay đổi cấu trúc địa lý, thủy hệ,...

Đồng thời tiếp thu đầy đủ ý kiến chuyên gia, nhà khoa học, cơ quan hữu quan, chỉnh lý hoàn thiện dự án, báo cáo Bộ VHTT&DL, trình Thủ tướng cho ý kiến trước khi triển khai thực hiện.

Xây ga ngầm cạnh hồ Gươm: 90% phiếu đồng tình

Xây ga ngầm cạnh hồ Gươm: 90% phiếu đồng tình

Trong số gần 1.800 người dân tham gia góp ý, có 90% đồng tình việc xây ga ngầm cạnh hồ Gươm.

Nhà sử học Lê Văn Lan: Ga ngầm cạnh hồ Gươm là nhạy cảm

Nhà sử học Lê Văn Lan: Ga ngầm cạnh hồ Gươm là nhạy cảm

Nhiều ý kiến trái chiều của các chuyên gia và người dân ngay trong ngày đầu tiên trưng bày quy hoạch tổng mặt bằng ga ngầm C9 - Ga hồ Gươm.

Hà Nội: Xuất hiện váng nước lạ trải dài ven hồ Gươm

Hà Nội: Xuất hiện váng nước lạ trải dài ven hồ Gươm

Người dân sống ven hồ Gươm giật mình khi chứng kiến cảnh tượng váng xanh đậm đặc cộng với mùi tanh khó chịu trải dài ven hồ.

HN bóc hết 20 loại gạch, lát mới toàn bộ vỉa hè hồ Gươm

HN bóc hết 20 loại gạch, lát mới toàn bộ vỉa hè hồ Gươm

Dự kiến Hà Nội sẽ lát lại mới toàn bộ vỉa hè hồ Gươm bằng đá granite dày 10cm.

Hương Quỳnh