- Khảo sát trên 3.000 bệnh nhân, người bệnh sợ nhất là nhà vệ sinh bệnh viện và cho rằng chi phí khám chữa bệnh còn cao.
Chiều nay, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Sáng kiến VN công bố kết quả khảo sát thí điểm chỉ số hài lòng của người bệnh tại 29 BV tuyến tỉnh, huyện tại 21 tỉnh thành, trong đó có 6 BV tại TP.HCM, 2 BV Hà Nội.
TS Nguyễn Thị Lan Hương, đại diện Sáng kiến VN cho biết, khảo sát được thực hiện độc lập qua điện thoại với gần 3.000 bệnh nhân nội trú từ tháng 4-7/2017.
TS Nguyễn Thị Lan Hương |
Bệnh nhân được khảo sát dựa trên 13 câu hỏi, 11 tiêu chí với 6 nhóm trên thang điểm 5: Khả năng tiếp cận; Minh bạch thông tin về khám bệnh và điều trị; Thái độ ứng xử, năng lực chuyên môn của nhân viên y tế; Cấp phát thuốc và hướng dẫn sử dụng; Chi phí khám chữa bệnh; Cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ người bệnh.
Nhà vệ sinh có chỉ số hài lòng thấp nhất
Kết quả cho thấy, chỉ số hài lòng của người bệnh trung bình đạt 3,98 điểm, tương đương 79,6% so với kỳ vọng.
Trong đó, người bệnh hài lòng nhất là khả năng tiếp cận dịch vụ khám, chữa bệnh trong khi kém hài lòng nhất là cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ người bệnh.
Cụ thể, trong nhóm cơ sở vật chất, lĩnh vực nhà vệ sinh BV có chỉ số hài lòng thấp nhất (3,58 điểm); Kế đó là chi phí khám chữa bệnh chỉ đạt 3,88 điểm. Các BV ở tuyến trên có mức độ hài lòng cao hơn.
5 BV xếp hạng rất tốt: BV Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), BV Từ Dũ, BV Tai Mũi Họng (TP.HCM), BV Phụ Sản (TP. Cần Thơ), BV Lao và bệnh Phổi (Thái Bình) với chỉ số hài lòng từ 4,34 – 4,65.
16 xếp hạng với chỉ số hài lòng từ 3,87 – 4,3 điểm, trong đó có BV Đống Đa (Hà Nội), BV đa khoa các tỉnh Nam Định, Quảng Ninh, Quảng Trị, Hà Giang, Bình Định...
8 BV thuộc nhóm xếp hạng khá với điểm số từ 3,51 – 3,3,83, trong đó có BV Truyền máu huyết học TP.HCM, BV Trưng Vương TP.HCM, BV đa khoa tỉnh Quảng Ngãi...
2 BV thuộc nhóm xếp hạng trung bình là BV Phổi Bắc Giang và BV đa khoa tỉnh Ninh Thuận.
Nhà vệ sinh bệnh viện là nỗi ám ảnh với nhiều bệnh nhân |
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh đánh giá, việc công khai kết quả sẽ giúp tăng cường trách nhiệm giải trình của các BV thông qua tăng cường minh bạch về chất lượng khám, chữa bệnh, tăng cường công tác giám sát của người dân và cơ quan quản lý nhà nước đối với dịch vụ y tế công.
Tuy nhiên TS Lan Hương cho rằng do mới khảo sát được 29 BV nên bức tranh này chưa thực sự toàn cảnh.
Riêng với 38 BV tuyến TƯ, GS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, các BV đang tự chấm điểm, sau đó các BV khác sẽ chấm chéo. Bộ Y tế sẽ thẩm định cuối cùng.
Phía Sáng kiến Việt Nam cho biết, hiện đã nhận được thư mời tham khảo sát độc lập các BV tuyến TƯ, nhưng hiện nay chưa có BV nào gửi dữ liệu bệnh nhân.
Khi trả lời khảo sát, một người nhà bệnh nhân điều trị tại khoa ung bướu chia sẻ, gọi được y tá rất khó nên người nhà phải tự thay dây truyền. 90% người nhà tự làm hết. Một bệnh nhân khác trả lời: Ở BV này rất chán, không hài lòng cách phục vụ của khoa tự nguyện, nhân viên cáu gắt, khi trẻ ốm gọi nhân viên xin thuốc hạ sốt nhưng không cho. 12h đêm bảo tự mở cửa sang phòng cấp cứu xin thuốc. |
Hà Nội: Bịt mũi, lót gạch đi vệ sinh ở bệnh viện
Ẩm ướt, đọng nước, trơn trượt, tắc, hỏng cần gạt nước.. là tình trạng phổ biến ở nhiều nhà vệ sinh bệnh viện tại Hà Nội.
Nhà vệ sinh bệnh viện kinh dị cỡ nào?
Căn phòng ám ảnh nhất với bệnh nhân và người nhà sau phòng cấp cứu là nhà vệ sinh.Tình trạng xập xệ, bẩn thỉu và bốc mùi khủng khiếp đang tồn tại ở nhiều bệnh viện.
Nỗi ám ảnh khi rời bệnh viện
Cực chẳng đã phải vào viện, ngoài nỗi đau thể xác, tôi luôn bị ám ảnh đến ăn không ngon khi vào nhà vệ sinh.
Thúy Hạnh