- Chủ tịch nước yêu cầu ngành toà án tập trung xét xử nghiêm minh các vụ kinh tế, tham nhũng, bảo đảm thu hồi tài sản Nhà nước bị chiếm đoạt.
Sáng nay, Tòa án nhân dân (TAND) tối cao tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai công tác tòa án năm 2018.
Theo báo cáo, năm 2017, công tác giải quyết xét xử các loại vụ án và xem xét áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án có nhiều chuyển biến. Nhiều vụ án lớn, đặc biệt nghiêm trọng về kinh tế, tham nhũng đã được đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh.
Một số hạn chế, thiếu sót trong xét xử các loại vụ án của những năm trước được các Tòa án khắc phục có hiệu quả.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang |
Các TAND cấp cao và TAND Tối cao đã giải quyết 7.097/18.067 đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Các đơn khiếu nại liên quan đến quyết định tố tụng, hành vi tố tụng của thẩm phán đều được các Tòa án xem xét, giải quyết kịp thời, trách nhiệm và đạt tỷ lệ cao.
TAND Tối cao cũng đã tổ chức 8 đoàn kiểm tra về hoạt động công vụ, công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí tại một số TAND cấp tỉnh, tập trung những lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực. Qua đó đã kịp thời phát hiện, rút kinh nghiệm đối với những hạn chế, thiếu sót trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành...
Đánh giá cao những kết quả TAND các cấp đạt được trong năm qua, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị ngành tập trung thực hiện một số nội dung công tác trọng tâm năm 2018.
Cụ thể, chủ động tham mưu với BCĐ TƯ về phòng, chống tham nhũng chỉ đạo giải quyết các vụ án lớn, trọng điểm về kinh tế, tham nhũng.
Chủ tịch nước yêu cầu đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng xét xử, chú trọng làm tốt việc tranh tụng tại phiên tòa, không để xảy ra các vụ xử oan, sai và bỏ lọt tội phạm.
“Tập trung xét xử nghiêm minh các vụ án hình sự, nhất là các vụ kinh tế, tham nhũng, bảo đảm thu hồi tài sản Nhà nước bị chiếm đoạt. Hình phạt mà Tòa án áp dụng đối với các bị cáo phải tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm”, Chủ tịch nước nhấn mạnh.
Đồng thời, Chủ tịch nước yêu cầu tăng cường kiểm tra việc xét xử, chấn chỉnh kịp thời các sai sót trong hoạt động nghiệp vụ, nâng cao trách nhiệm của cán bộ, Thẩm phán trong công tác xét xử, khắc phục việc để các vụ án quá hạn luật định và hạn chế tới mức thấp nhất các bản án, quyết định bị huỷ, sửa do lỗi chủ quan của Toà án.
Xây dựng hình ảnh Tòa án thân thiện, “gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân”, là chỗ dựa của nhân dân và là nơi bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Chủ tịch nước cũng yêu cầu xây dựng và thực hiện cơ chế cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch, dân chủ; sớm tổ chức triển khai thi tuyển các chức danh lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp phòng…
7 lần rút tiền chia nhau trong vụ án Đinh La Thăng
Kết quả điều tra đã chứng minh, làm rõ việc các bị cáo rút và chuyển tiền chia nhau.
Thu được bao nhiêu tài sản vụ ông Đinh La Thăng cố ý làm trái?
Ngày 8/1, ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh cùng 20 đồng phạm bị đưa ra xét xử. Trong vụ án này, CQĐT đã thu hồi bao nhiêu tài sản?
‘Ông Đinh La Thăng đứng trước UB Kiểm tra TƯ nói giá mà…’
Ông Đinh La Thăng khi đứng trước UB Kiểm tra TƯ cũng nói: Giá mà các đồng chí kiểm tra phát hiện sớm thì hậu quả không nặng nề.
Tổng bí thư: Loại bỏ những người tham nhũng, hư hỏng
Kiên quyết đấu tranh loại khỏi bộ máy những người tham nhũng, hư hỏng; chống mọi biểu hiện chạy chức, chạy quyền - Tổng bí thư nói.
Nổi lửa thiêu tham nhũng - Đảng lấy lại lòng dân
Cuộc chiến chống tham nhũng đang vào hồi quyết liệt, mang lại niềm hy vọng cho nhân dân vào quyết tâm chính trị của những người lãnh đạo đất nước.
Tham nhũng như lũ chuột, rất sợ ánh sáng
Tham nhũng như lũ chuột sợ ánh sáng ban ngày, rất sợ sự công khai, minh bạch. Do đó, cần phải có sự tham gia tích cực của báo chí.
Hương Quỳnh