- Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, hội nghị TƯ Đảng lần thứ 7 sắp tới sẽ tổng kết về công tác cán bộ, trong đó có việc tăng cường kiểm soát quyền lực. TƯ sẽ dự kiến tăng thêm thẩm quyền cho UB kiểm tra các cấp, có thể đề nghị cơ quan chức năng cấm xuất cảnh, phong toả tài sản nếu đảng viên có dấu hiệu tham nhũng.

Thông tin này được Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đưa ra tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh hôm nay.

Cử tri huyện Can Lộc đánh giá cao những kết quả phát triển kinh tế - xã hội, ngoại giao, bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước trong năm 2017, góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, bảo đảm cuộc sống của người dân.

{keywords}
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trao đổi với cử tri huyện Can Lộc, Hà Tĩnh. Ảnh: Thành Chung

Cử tri đồng tình và ủng hộ Đảng, Nhà nước đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, làm trong sạch bộ máy hành chính nhà nước qua việc xét xử các vụ án lớn, có các đối tượng từng giữ trọng trách trong các cơ quan nhà nước, các DN, mang lại niềm tin cho nhân dân vào Đảng, Chính phủ và QH.

Tuy nhiên, cử tri huyện Can Lộc cũng trăn trở, lo ngại với việc ngân sách chi cho bộ máy hành chính quá nhiều, ảnh hưởng lớn tới việc tăng cường chi đầu tư phát triển của đất nước; tình hình tham nhũng vẫn còn diễn biến phức tạp ở nhiều cấp, ngành, về sự đoàn kết trong nội bộ Đảng khiến Đảng, Nhà nước mất đi nhiều cán bộ có năng lực chuyên môn giỏi.

Sẽ không trả lương theo thang, bảng lương như hiện nay

Ghi nhận những đánh giá tích cực của cử tri đối với Đảng, Nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ, đồng thời Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng chia sẻ với những băn khoăn của cử tri Can Lộc đối với sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

Giải đáp một số băn khoăn của cử tri, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết TƯ đã nhất trí các chủ trương lớn để cơ cấu lại thu chi ngân sách gắn với bảo đảm an toàn bền vững nợ công.

{keywords}
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ. Ảnh: Thành Chung

Đặc biệt, vừa qua TƯ Đảng đã thông qua nhiều nghị quyết quan trọng về tinh gọn bộ máy, biên chế nhà nước và đổi mới hoạt động của khối đơn vị sự nghiệp. Sắp tới đây, TƯ sẽ thảo luận và quyết định các chủ trương lớn trong cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội để Chính phủ, QH và các cấp ngành tập trung thực hiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy, phân bổ nguồn lực ngân sách và chăm lo đời sống của người lao động tốt hơn.

Theo Phó Thủ tướng, việc cải cách tiền lương sẽ hướng đến việc Nhà nước sẽ trả tiền lương của khu vực công theo vị trí việc làm chứ không trả theo thang, bảng lương như hiện nay, bảo đảm mức thấp nhất của khu vực công bằng với mức lương thấp nhất của khu vực tư nhân vào năm 2021 và bằng mức khá của khu vực tư nhân vào năm 2025.

Đồng thời khuyến khích các địa phương tăng thu để chủ động trả lương, thưởng thu hút người tài; thiết kế chính sách bảo hiểm xã hội đa tầng, theo nguyên tắc có đóng, có hưởng và chia sẻ rủi ro; nâng tuổi nghỉ hưu cho một số ngành nghề, một số loại cán bộ và tiến tới tuổi về hưu của nam và nữ ngang bằng nhau,...

Tăng cường kiểm soát quyền lực

Bên cạnh đó, hội nghị TƯ Đảng lần thứ 7 sắp tới sẽ tổng kết việc thực hiện các nghị quyết của Đảng trước đây về công tác cán bộ, trong đó có việc tăng cường kiểm soát quyền lực.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, TƯ sẽ dự kiến tăng thêm thẩm quyền cho UB kiểm tra các cấp, nhất là cấp huyện trở lên có thể đề nghị cơ quan chức năng cấm xuất cảnh, phong toả tài sản, giữ nguyên hiện trạng tài sản nếu đảng viên có dấu hiệu tham nhũng để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, ngăn ngừa việc tẩu tán, thất thoát tài sản.

Ông Phạm Minh Chính: 'Chúng ta đang có vấn đề trong kiểm soát quyền lực'

Ông Phạm Minh Chính: 'Chúng ta đang có vấn đề trong kiểm soát quyền lực'

Ông Phạm Minh Chính cho rằng, kiểm soát quyền lực trong thời gian vừa qua chưa tốt nên đã xảy ra nhiều vấn đề.

'Không gì kiểm soát quyền lực tốt bằng minh bạch thông tin'

'Không gì kiểm soát quyền lực tốt bằng minh bạch thông tin'

Tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là phải minh bạch, vì không có gì kiểm soát quyền lực tốt bằng cách minh bạch thông tin cho báo chí và người dân.

Phiếu tín nhiệm và kiểm soát quyền lực

Phiếu tín nhiệm và kiểm soát quyền lực

Lần lấy phiếu tín nhiệm thứ hai cho thấy cơ hội thực hiện kiểm soát quyền lực chéo giữa lập pháp đối với hành pháp, tư pháp, kênh đánh giá chất lượng cán bộ, lãnh đạo được chấp nhận, đón đợi.

Có 'phanh' tốt để kiểm soát quyền lực

Có 'phanh' tốt để kiểm soát quyền lực

Tôi xin đặt một câu hỏi: Ai sẽ kiểm soát lãnh đạo ở cấp cao nhất? Liệu có phải là Ban chấp hành TƯ? - nguyên Phó Ban Tổ chức TƯ Nguyễn Đình Hương nêu.

3 câu hỏi về kiểm soát quyền lực

3 câu hỏi về kiểm soát quyền lực

Cơ chế nào để Đảng “chịu trách nhiệm”, ai giám sát Quốc hội, Chính phủ: hành chính hay hành pháp? Đây là những câu hỏi đặt ra khi đọc bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi.

Thu Hằng