- Trong 2 phương án mà tổ soạn thảo đề xuất có bí thư đồng thời là chủ tịch UBND đặc khu, là ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, phó chủ tịch UBND tỉnh.
Chiều nay, Ban Tổ chức TƯ tổ chức hội nghị trực tuyến với 3 tỉnh Quảng Ninh, Khánh Hòa và Kiên Giang về xây dựng hệ thống chính trị tại các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (đặc khu).
Ảnh: VGP |
Báo cáo một số vấn đề về xây dựng hệ thống chính trị tại các đặc khu, Phó trưởng Ban Tổ chức TƯ Mai Văn Chính cho biết, Đảng bộ đặc khu là đảng bộ cấp huyện trực thuộc Đảng bộ tỉnh; trực thuộc đảng ủy là các tổ chức đảng ở tiểu khu hành chính (không có tổ chức đảng ở cấp khu, không có cấp cơ sở, do khu hành chính không phải 1 cấp chính quyền).
Ban chấp hành Đảng bộ có từ 21-27 người. Ban thường vụ đảng ủy không quá 7-9 người. Trong đó có 2 phương án đối với chức danh bí thư Đảng ủy hoặc đồng thời là chủ tịch HĐND, là ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy; hoặc đồng thời là chủ tịch UBND đặc khu, là ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, phó chủ tịch UBND tỉnh.
Phó chủ nhiệm UB Pháp luật Phạm Trí Thức cho biết, dự thảo luật đang quy định cơ cấu rất gọn và có cơ chế giới thiệu, bầu.
Hướng của dự thảo là chủ tịch UBND do HĐND bầu theo giới thiệu của Bộ trưởng Nội vụ sau khi đã thống nhất với chủ tịch UBND tỉnh, được Thủ tướng phê chuẩn.
Nhân sự này phải do TƯ giới thiệu, nhưng thực chất cũng phải xuất phát từ địa phương. Cách thức giới thiệu, phương thức thống nhất thế nào cần có hướng dẫn cụ thể.
“Về cơ chế kiêm nhiệm cấp uỷ, với tinh thần thử nghiệm, luật không quy định cứng nhưng đề nghị cân nhắc thống nhất hướng dẫn chủ tịch UBND đồng thời là bí thư hay bí thư đồng thời là chủ tịch HĐND. Mỗi phương án đều có ưu, nhược nhưng với thẩm quyền rất lớn như quy định thì có thể cơ cấu cả 2 vị trí vào tỉnh uỷ được không?”, ông Thức đặt vấn đề và đề nghị có hướng dẫn cụ thể.
Theo ông, công tác tổ chức cán bộ là vấn đề then chốt của thành công tại đặc khu. Vì vậy, cần có kế hoạch giải quyết nhân sự đối với các trường hợp dôi dư, tổ chức lại theo mô hình mới, hướng dẫn cụ thể về tiêu chí giữ lại làm việc, tiêu chí cho nghỉ, chế độ nghỉ đối với từng vị trí làm việc, đặc biệt là đối với các cơ quan thuộc chính quyền cấp xã hiện hành.
“Đây là nội dung rất quan trọng nên đề nghị các địa phương có kiến nghị cụ thể, trên cơ sở đó TƯ có hướng dẫn thì mới có thể thực hiện đảm bảo nguyên tắc đúng người, đúng việc, tránh tình trạng phức tạp khi thực hiện”, Phó chủ nhiệm UB Pháp luật nhấn mạnh.
Ủng hộ bí thư kiêm chủ tịch đặc khu
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc đồng tình mô hình chính quyền gồm HĐND và UBND. Tuy nhiên, ông đề nghị xem xét lại quy định chủ tịch UBND đặc khu do Bộ trưởng Nội vụ giới thiệu mà nên giao việc này cho chủ tịch UBND tỉnh.
“Chủ tịch UBND tỉnh là người nắm chắc cơ sở, hiểu rõ cán bộ tại chỗ trình HĐND bầu chủ tịch đặc khu. Các cơ quan TƯ trên cơ sở thẩm định trình Thủ tướng phê chuẩn thì đúng hơn. Quy trình này tương đương với chức danh phó chủ tịch UBND tỉnh”, ông Đọc nói.
Ông Đọc đồng tình với tổ chức hệ thống chính trị như Ban Tổ chức TƯ đưa ra. Trong đó ông ủng hộ phương án bí thư đảng ủy kiêm chủ tịch UBND đặc khu như mô hình Quảng Ninh đã và đang làm.
“Nếu bí thư không là chủ tịch UBND thì vẫn như cũ, không có gì đặc biệt cả”, ông nhấn mạnh và đề nghị trong 2 phó bí thư đặc khu thì 1 người là phó chủ tịch tổ chức an sinh xã hội, 1 người là chủ tịch HĐND kiêm công tác tổ chức đảng và hệ thống chính trị.
Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa Lê Thanh Quang cũng ủng hộ phương án bí thư kiêm chủ tịch UBND đặc khu. Một phó bí thư nên là Chủ tịch HĐND.
Theo ông, khi lập đặc khu, cán bộ công chức chắc chắn phải sắp xếp lại theo hướng tinh gọn và dôi ra nhiều.
“Tỉnh tôi dôi ra gần 200 cán bộ cấp huyện, xã. Vì vậy, đề nghị thống nhất chính sách chung cho cán bộ dôi dư ở 3 đặc khu tránh tình trạng anh em tâm tư, chính quyền chỗ giàu, chỗ nghèo phiền phức”, ông Quang nói.
Ngoài ra, ông đề nghị Chính phủ có chính sách giải quyết việc đào tạo cán bộ có chất lượng cao hơn để bù các đặc khu. “Tính sơ bộ giai đoạn đầu cũng cần bổ sung thêm 70-80 người đủ năng lực, có kiến thức”.
Không để trống quyền lực
Kết luận, Trưởng Ban Tổ chức TƯ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, những việc gì rõ, cần thực hiện ngay thì thực hiện ngay. Những việc mới, chưa quy định hoặc quy định không còn phù hợp thì thí điểm vừa làm vừa rút kinh nghiệm, không cầu toàn, nóng vội. Những việc còn ý kiến khác nhau thì tiếp tục trao đổi, bàn bạc thống nhất.
Trưởng Ban Tổ chức TƯ Phạm Minh Chính |
“Mô hình nào tích cực hơn thì ta chọn, chọn cái tốt nhất trong những cái tốt”, ông lưu ý.
Về xây dựng tổ chức chính quyền, ông Chính cho rằng vẫn tổ chức HĐND và UBND nhưng đổi mới về cơ bản cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và cách thức hoạt động theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.
“Nguyên tắc là không để trống quyền lực, vì vậy cần nghiên cứu và chuẩn bị đề xuất để thực hiện theo hướng, Đảng bộ chính quyền cũ phải tổ chức bầu được Đảng bộ chính quyền mới theo luật nhà nước và theo quy định của Đảng. Chuyển giao một cách êm thấm, không có xáo trộn”, Trưởng Ban Tổ chức TƯ nhấn mạnh.
Đồng thời, tổ chức tốt đội ngũ cán bộ để luật ban hành là triển khai thực hiện được ngay. Việc bố trí cán bộ không khép kín, không nhất thiết là cán bộ TƯ về hay chỉ có cán bộ tại địa phương.
"Chúng ta dựa vào tiêu chuẩn, tiêu chí cơ cấu lại xác định vị trí việc làm, khung năng lực, trên cơ sở đó bố trí cán bộ, thừa thế nào, thiếu thế nào điều chỉnh lại cho phù hợp. Hết sức linh hoạt trong công tác cán bộ nhưng phải đảm bảo nguyên tắc: Cơ cấu lại, đúng vị trí việc làm và tinh giản biên chế”, ông Chính nói.
Nhất thể hóa bí thư kiêm chủ tịch: Quan trọng nhất là con người
Nhất thể hóa bí thư kiêm chủ tịch nếu chọn không đúng người, dễ sử dụng quyền lực chệch hướng, rất nguy hiểm.
Xây đặc khu: Có cơ chế vượt trội mới cạnh tranh được với Thâm Quyến, Incheon
“Để đạt mục tiêu cạnh tranh quốc tế, yêu cầu đặt ra là phải tạo nên những đột phá về mặt thể chế cho đặc khu chứ không phải chỉ những ưu đãi” PGS, TS Trần Đình Thiên khẳng định.
Xây đặc khu: Không cẩn thận cò đất làm mất cán bộ
Phó Chủ tịch QH Tòng Thị Phóng cảnh báo tình trạng cán bộ làm thêm “nghề” cò đất tại các đặc khu tương lai, không cẩn thận sẽ mất cán bộ.
Xây đặc khu: Phải chọn bàn tay tinh túy nhất
Việt Nam là cô gái đẹp, tất cả cơ thể chỗ nào cũng đẹp, chúng ta phải lựa chọn bàn tay tinh túy nhất, giỏi nhất để đưa vào...
ĐB đề xuất trưởng đặc khu phải giỏi ngoại ngữ
ĐB tỉnh Bình Định đề xuất trưởng đặc khu phải giỏi ngoại ngữ, tin học do thường xuyên phải tiếp xúc với đối tác, nhà đầu tư nước ngoài.
Thu Hằng