- Bộ trưởng Mai Tiến Dũng lưu ý các bộ ngành khi đưa ra quy định phải bám vào thị trường, đừng đặt ra thủ tục, giấy phép con. “Giấy phép mà không có bao lót đừng hòng người ta cho”.

'Có thủ tục là có làm khó, có đánh chén'

Cắt giảm giấy phép con: Thủ tướng gắt gao, bộ ngành còn đủng đỉnh

Nghiêm cấm ban hành giấy phép con mới

Sáng nay, Tổ công tác của Thủ tướng làm việc với các bộ ngành về cắt giảm thủ tục kiểm tra chuyên ngành, điều kiện kinh doanh liên quan đến hàng hoá xuất nhập khẩu.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng dẫn chứng dự thảo sửa đổi nghị định 86 năm 2014 của Bộ GTVT về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô còn nhiều bất cập.

{keywords}
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng. Ảnh: Nhật Bắc

Cụ thể như quy định xử lý vi phạm, 7 ngày liên tục vi phạm thì thu hồi phù hiệu: “Vậy thì lái xe vi phạm 6 ngày, ngày thứ 7 nghỉ, ngày thứ 8 vi phạm thì xử lý như thế nào. Quy định như thế là tạo kẽ hở”.

Ông cũng lo ngại trước quy định DN phải đến Sở GTVT để được cấp phù hiệu tăng cường: “DN phải đến Sở 52 lần 1 năm thì còn thời gian đâu làm việc nữa”.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng lưu ý dự thảo này đưa ra rất nhiều thủ tục khó và phức tạp hơn quy định cũ và đề nghị các cơ quan soạn thảo lưu ý phải nghe 2 tai, hiệp hội nói có lý thì phải tiếp thu ngay.

Phó chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam Nguyễn Công Hùng cũng đề nghị bỏ quy định cấp phù hiệu tăng cường. “Quy định thời gian của phù hiệu tăng cường cuối tuần 'không quá 3 ngày', như vậy DN sẽ phải đến Sở GTVT 52 lần/năm”, ông nhấn mạnh.

Không nên tạo chợ riêng cho loại nào

Nhiều quy định khác trong dự thảo của Bộ GTVT cũng được ông Hùng chỉ ra bất cập. Điển hình như việc luật Giao thông đường bộ có 5 loại hình vận tải nhưng quy định dự thảo chỉ áp dụng công nghệ đối với 2 loại hình.

{keywords}
Phó chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam Nguyễn Công Hùng

“Do nước ta chưa áp dụng phần mềm quản lý vận tải tự động nên các lực lượng chức năng không thể kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, các DN vận tải và lái xe cũng không tự giác chấp hành pháp luật, thậm chí có tình trạng tiêu cực, 'bảo kê' cho vi phạm, hoạt động nhập nhèm nhằm thu lợi bất chính, gây mất an toàn giao thông”, ông nêu.

Theo ông Hùng, quản lý bằng công nghệ là điều kiện tiên quyết để gỡ bỏ rất nhiều thủ tục, điều kiện kinh doanh vận tải, đón đầu và bắt nhịp với cách mạng công nghệ 4.0.

“Theo chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ GTVT đã cử các đoàn cán bộ đi nghiên cứu ở các nước nhưng không hiểu sao lại không áp dụng. Điều này khiến dư luận nghi ngờ có sự thiếu khách quan, cố tình tạo kẽ hở trong xây dựng chính sách vì lợi ích nhóm”, ông Hùng băn khoăn.

Ông đề nghị cần xác định cụ thể thời gian áp dụng đối với 5 loại hình vận tải kết nối với thiết bị giám sát hành trình (GPS) và phần mềm công nghệ quản lý vận tải, phải chuyển dữ liệu về Tổng cục Đường bộ quản lý.

Ông Hùng cũng cho rằng, hiện nay có một số ý kiến cố tình đánh tráo khái niệm về taxi, cho rằng xe ô tô chở khách hoạt động kiểu Uber, Grab không phải là taxi mà là xe hợp đồng điện tử.

"Tòa án Công lý Châu Âu, ý kiến của Bộ Tư pháp cùng tất cả các chuyên gia và toàn xã hội đều khẳng định thực chất đó là xe taxi điện tử. Vì cách gọi qua tổng đài điện thoại hay qua phần mềm, cách đo quãng đường xe chạy và tính tiền bằng đồng hồ hay bằng phần mềm chỉ là hình thức của thủ tục, điều có giá trị tương đương chứ không phải là bản chất của loại hình vận tải”, ông Hùng dẫn chứng.

{keywords}
Ông Tạ Long Hỷ, Chủ tịch Hiệp hội taxi TP.HCM

Ông Tạ Long Hỷ, Chủ tịch Hiệp hội taxi TP.HCM cho rằng, nếu là DN cung cấp phần mền đơn thuần thì mới gọi là đơn vị phầm mền, còn đã đứng ra thu tiền, tính giá, thậm chí bỏ ra hàng chục tỷ để khuyến mãi, chi phối lợi nhuận thì không thể nói là phần mềm được.

Về định danh taxi, Chủ tịch Hiệp hội Taxi TP.HCM cũng đồng tình với quy định tất cả các loại xe chở khách 9 chỗ trở xuống có kết nối phần mềm hay không nhưng chở khách trong nội đô, nội thị và tính chất, bản chất giống nhau thì coi là taxi.

“Bộ GTVT có thể quy định từng loại taxi có đặc điểm khác nhau nhưng không nên tạo một chợ riêng cho loại nào đó nhưng thực chất vẫn là taxi”, ông lưu ý.

Để phân biệt xe kinh doanh hay không thì tất cả các loại xe kinh doanh từ 9 chỗ trở xuống phải có biển số khác hoặc đặc điểm khác trên biển số. 

“Cái có thể làm ngay là nếu kinh doanh thì tem kiểm định phải màu khác và lớn gấp 2 lần xe gia đình bình thường để kiểm tra”, ông Hỷ đề nghị.

Giấy phép mà không bao lót đừng hòng người ta cho

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng chốt lại, những gì không tuân thủ thị trường thì yêu cầu phải bỏ. Ví dụ phù hiệu tăng cường để áp dụng ngày lễ, tết là không cần thiết. Thực tế nếu có khách thì đương nhiên DN vẫn chạy, còn có phù hiệu tăng cường mà không có khách thì họ cũng không chạy.

“Phải bám vào thị trường, đừng đặt ra các thủ tục, giấy phép con để DN phải đến Sở GTVT mới có giấy phép. Giấy phép mà không có bao lót đừng hòng người ta cho, không hẹn trước đừng hòng gặp”, Bộ trưởng Mai Tiến đề nghị bỏ quy định này và lưu ý Bộ GTVT làm sao tháo gỡ cho DN chứ không phải trói chặt hơn.

Doanh nghiệp vận tải 'tố' Bộ GTVT ưu ái taxi Grab

Doanh nghiệp vận tải 'tố' Bộ GTVT ưu ái taxi Grab

Công ty cổ phần Ánh Dương VN (Vinasun) cho rằng bản chất của Grab là vận tải taxi nhưng Bộ GTVT lại ưu ái đưa vào loại hình xe vận tải hợp đồng điện tử.

Bộ GTVT bất ngờ đề xuất Grab không phải là taxi

Bộ GTVT bất ngờ đề xuất Grab không phải là taxi

Bộ GTVT cho rằng loại hình Grab car là xe hợp đồng điện tử, không phải taxi nên không cần thiết phải gắn hộp đèn trên nóc như một số đề xuất trước đó.

Xe công nghệ như Grab sẽ phải đeo 'mào' như taxi

Xe công nghệ như Grab sẽ phải đeo 'mào' như taxi

Xe công nghệ như Grab sẽ phải đeo mào “xe điện tử” hoặc "taxi điện tử”. Xe hợp đồng công nghệ phải niêm yết “xe hợp đồng điện tử”.

Grab phải gắn mào 'taxi điện tử'

Grab phải gắn mào 'taxi điện tử'

Bộ GTVT đề xuất thêm quy định taxi tính tiền thông qua phần mềm (taxi công nghệ) phải có mào “taxi điện tử”.

Thu Hằng