- Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải cho biết, kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri góp phần xây dựng hình ảnh của các bộ trưởng, trưởng ngành khi QH lấy phiếu tín nhiệm.

Sáng nay, Ban Dân nguyện của UB Thường vụ QH tổng kết công tác năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ năm 2018. Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải cho biết, trong năm 2018, ban sẽ đi sâu vào rà soát các kiến nghị của cử tri còn tồn đọng từ nhiều năm qua.

{keywords}
Phó Chủ tịch QH Đỗ Bá Tỵ phát biểu tại hội nghị

“Kỳ họp thứ 6 năm 2018, QH sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do QH bầu và phê chuẩn, trong đó có các bộ trưởng và trưởng ngành. Do đó, công tác giải quyết kiến nghị cử tri góp phần xây dựng hình ảnh của các bộ trưởng, trưởng ngành.

Chúng tôi sẽ rà soát và phối hợp các bộ ngành trong giải quyết các kiến nghị cử tri còn tồn đọng. Qua đó, các vấn đề tồn đọng lâu, giờ được giải quyết, người dân phấn khởi hơn”, bà Hải nhấn mạnh.

Theo Trưởng ban Dân nguyện, năm nay ban sẽ có cách làm mới, yêu cầu các đoàn ĐBQH có phiếu đánh giá sơ bộ về thời hạn nhận, chất lượng trả lời, giải quyết các kiến nghị cử tri để tổng hợp và có căn cứ đánh giá từng bộ ngành cụ thể.

Bà Hải cũng nêu lên bất cập khiến các kiến nghị cử tri còn tồn đọng, kéo dài nhiều năm là do cơ quan dân cử chỉ có trách nhiệm chuyển đơn và giám sát chứ không có thẩm quyền giải quyết.

Trưởng ban Dân nguyện cho rằng, khi đi giám sát nếu có sự tham gia của lãnh đạo các bộ ngành có thẩm quyền xử lý nhiều kiến nghị cử tri được giải quyết nhanh chóng, dứt điểm.

Qua tổng hợp kết quả giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ 2, 3 vừa qua, Ban Dân nguyện cho biết, các bộ ngành đã trả lời 100% nhưng tỉ lệ giải quyết xong chỉ đạt 15,19%, 14,13% đang giải quyết, còn 70,68% cần giải trình thông tin.

Có ngày, 50 đơn thư gửi trực tiếp Bộ trưởng Đào Ngọc Dung

Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga đánh giá đây là lĩnh vực “ai cũng ngại làm” và ghi nhận những nỗ lực của Ban Dân nguyện trong năm qua, dù đối mặt với hàng ngàn kiến nghị, đơn thư nhưng tình hình khiếu kiện trong năm tương đối “bình yên”.

Bà Nga ghi nhận, Ban Dân nguyện đã đi đúng hướng khi không sa vào giám sát chuyên đề mà quên đi những vụ việc cụ thể. Chính vì vậy, báo cáo của Ban trình ra QH gần đây đã chỉ ra những địa chỉ rất cụ thể.

Tuy nhiên, Chủ nhiệm UB Tư pháp lưu ý, Ban Dân nguyện quan tâm hơn đến hậu giám sát, mạnh dạn đề nghị không xem nữa những đơn thư trùng lắp, đã xử lý để tránh đi lòng vòng.

Bà cũng đề nghị quan tâm hơn đến tổ chức bộ máy, “tránh tình trạng cán bộ không xếp được vào đâu lại đưa về đây”.

{keywords}
Bộ trưởng LĐ – TB – XH Đào Ngọc Dung

Bộ trưởng LĐTB&XH Đào Ngọc Dung nêu kinh nghiệm xử lý các kiến nghị của cử tri, nguyện vọng của dân rất mênh mông, đơn thư khiếu nại tố cáo rất nhiều, quan trọng là trong đó chọn những vấn đề bức xúc, nổi cộm nhất để giải quyết. Có khi xử lý 1 vụ việc nóng thôi nhưng tạo ra niềm tin rất tốt.

“Quản lý 14 lĩnh vực, từ em bé trong bụng mẹ đến người nằm trong lòng đất, nên rất nhiều loại đơn. Có ngày tôi nhận 50 lá đơn gửi trực tiếp phải đọc. Phương châm là phải đọc, đọc để hiểu dân và thấy bức xúc thì phải xử lý ngay”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ.

Phó Chủ tịch QH Đỗ Bá Tỵ yêu cầu Ban Dân nguyện tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng công tác, tích cực xử lý kiến nghị của cử tri, đảm bảo không để tồn đọng. Trong đó quan tâm đến hậu giám. Trong nhiều vấn đề cử tri phản ánh, Ban Dân nguyện cần phải chọn cốt lõi nhất, nóng nhất, cần thiết nhất để đeo bám đến cùng.

Xây cơ chế để dân đánh giá công chức

Theo báo cáo tổng hợp sơ bộ kiến nghị cử tri sau tiếp xúc kết thúc kỳ họp thứ 4 về tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, cử tri nhiều tỉnh kiến nghị Chính phủ cần chỉ đạo quyết liệt việc tinh giản biên chế đi đôi với đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công, cải cách tiền lương, cơ cấu lại tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức.

Đồng thời, xem xét sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, xã có địa bàn, quy mô dân số chưa đủ chuẩn về điều kiện kinh tế, văn hóa...

Cử tri kiến nghị QH tăng cường hoạt động giám sát, đặc biệt, xem xét xây dựng cơ chế cho người dân được phép đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và mức độ hài lòng đối với cán bộ công chức.

Mặc dù đánh giá công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng đã có chuyển biến nhưng cử tri chưa hài lòng với việc công khai các kết luận thanh tra còn chưa kịp thời gây dư luận không tốt. Cử tri đề nghị công khai các kết luận thanh tra, kiểm toán để tạo điều kiện cho người dân thực hiện quyền giám sát.

Đồng thời, cử tri mong muốn có cơ chế hiệu quả để cán bộ, công chức phải thực hiện nghĩa vụ kê khai đầy đủ, niêm yết công khai bản kê khai tài sản để người dân giám sát, có biện pháp thu hồi hiệu quả tài sản nhà nước bị thất thoát.



Ban Tổ chức TƯ: Hết chuyện bổ nhiệm bằng lấy phiếu tín nhiệm

Ban Tổ chức TƯ: Hết chuyện bổ nhiệm bằng lấy phiếu tín nhiệm

Với cách thức bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý qua thi tuyển, từ nay trở đi, Ban Tổ chức TƯ không còn bổ nhiệm bằng lấy phiếu tín nhiệm.

Công khai tài sản khi lấy phiếu tín nhiệm để bổ nhiệm

Công khai tài sản khi lấy phiếu tín nhiệm để bổ nhiệm

Theo dự thảo luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi, người sắp được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo phải công khai tài sản khi lấy phiếu tín nhiệm.

Lấy phiếu tín nhiệm lãnh đạo cấp cao năm 2018

Lấy phiếu tín nhiệm lãnh đạo cấp cao năm 2018

QH thông qua nghị quyết về chương trình giám sát năm 2018, trong đó có việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do QH bầu, phê chuẩn.

Cấp trên sợ... cấp dưới vì phiếu tín nhiệm

Cấp trên sợ... cấp dưới vì phiếu tín nhiệm

Ban Tổ chức TƯ chỉ rõ còn tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, cấp trên sợ cấp dưới trước thời điểm lấy phiếu tín nhiệm.

'Tình hình này chưa dám bỏ phiếu tín nhiệm ai'

'Tình hình này chưa dám bỏ phiếu tín nhiệm ai'

Nói về hạn chế nhiệm kỳ của QH khóa 13, Chủ tịch QH cho rằng, chưa thực hiện bỏ phiếu tín nhiệm được ai do quy trình chưa chuẩn bị.

Thu Hằng