- Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Hà Giang Nguyễn Trung Tài cho biết, việc sắp xếp ghế cho các lãnh đạo khi thực hiện hợp nhất đến nay đã yên tâm, không có ý kiến thắc mắc.

Hợp nhất 3 văn phòng: Giảm hàng trăm chánh văn phòng
10 năm hợp nhất, Hà Nội kỷ luật hàng nghìn đảng viên
Lào Cai tiên phong hợp nhất Sở GTVT với Xây dựng

Trả lời về việc hợp nhất một số cơ quan (Sở Nội vụ với Ban Tổ chức Tỉnh uỷ thành Ban Tổ chức - Nội vụ tỉnh; Thanh tra tỉnh với cơ quan UB Kiểm tra Tỉnh uỷ thành Cơ quan UB Kiểm tra - Thanh tra tỉnh), ông Nguyễn Trung Tài nhìn nhận khi thực hiện mô hình mới chắc chắn không tránh khỏi khó khăn.

{keywords}
Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Hà Giang Nguyễn Trung Tài

Khó khăn lớn nhất là làm sao để thống nhất tư tưởng trong đội ngũ cán bộ, đảng viên tại các cơ quan hợp nhất và trong tập thể Ban Thường vụ, Ban chấp hành phải thống nhất cao. Quá trình thực hiện, tỉnh đã làm theo lộ trình từng bước rất chặt chẽ.

“Chúng tôi thảo luận trước TƯ 6 và xây dựng đề án, sau đó lấy ý kiến Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh. Qua đó tạo được sự đồng thuận các đồng chí trong cấp uỷ”, Trưởng Ban Tổ chức tỉnh uỷ nói.

Ông cũng cho biết, có những ý kiến băn khoăn về cơ chế hoạt động, bố trí cán bộ như thế nào nhưng khi đưa ra thảo luận, với quyết tâm chính trị tạo nên sự thống nhất trong tập thể rất cao.

“Sáng 21/9, chúng tôi đưa ra hội nghị Ban chấp hành lần cuối và biểu quyết 100% đồng thuận với chủ trương hợp nhất các cơ quan này”, ông Tài thông tin.

Bộ ngành đồng thuận, tập thể thống nhất

Khi tỉnh xây dựng đề án hợp nhất, các cơ quan TƯ như Thanh tra Chính phủ, Bộ Nội vụ… có ý kiến như thế nào?

Chúng tôi có đề án tổng thể báo cáo Ban Tổ chức TƯ. Ban Tổ chức TƯ tổ chức 2 cuộc họp làm việc với Thường trực Tỉnh uỷ và có văn bản đồng ý để Hà Giang thí điểm hợp nhất các cơ quan này.

Chúng tôi báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Ban Tổ chức TƯ khi ấy cũng rất thận trọng, nếu trả lời 1 tỉnh thì sau này các tỉnh khác không thống nhất được.

Vì vậy, Ban Tổ chức TƯ đề nghị trình Bộ Chính trị cho chủ trương chung, chính là kết luận 34 vừa qua, đồng ý giao Ban thường vụ các tỉnh xem xét quyết định thí điểm.

Khi hợp nhất, đồng nghĩa với việc có 2 lãnh đạo nhưng chỉ còn 1 ghế. Vậy việc sắp xếp các lãnh đạo cấp trưởng, phó như thế nào?

Đối với lãnh đạo Ban Tổ chức - Sở Nội vụ khi hợp nhất còn 6 lãnh đạo. Trong đó tôi là uỷ viên Thường vụ Tỉnh uỷ - Trưởng Ban, còn GĐ Sở Nội vụ là tỉnh uỷ viên giữ chức Phó trưởng Ban thường trực. Các phó ban khác giữ nguyên, trong đó, có một Phó Ban Tổ chức đã đến tuổi nghỉ hưu.

Tương tự, UB Kiểm tra tỉnh uỷ và Thanh tra tỉnh có 8 lãnh đạo. Khi sáp nhập, Ban Thường vụ thống nhất phân công ông Lê Quang Minh, Chủ nhiệm UB Kiểm tra giữ chức Chủ nhiệm Cơ quan UB Kiểm tra - Thanh tra. Còn ông Phạm Hồng Thu, Chánh Thanh tra sẽ giữ chức Phó chủ nhiệm thường trực.

Về lãnh đạo cấp trưởng, cơ bản đã thành lập ban lãnh đạo lâm thời và họp nhiều lần để làm sao thông tư tưởng và đến nay yên tâm, không có ý kiến thắc mắc.

Từ nay đến Đại hội Đảng, chúng tôi sẽ sắp xếp lại bộ máy để giữ khung cấp phó theo quy định của Ban Bí thư. Theo đó, tổng cấp phó các ban Đảng không quá 15 người, còn việc bố trí bao nhiêu cấp phó cho một ban là do Ban Thường vụ tỉnh uỷ quyết định.

Không có “vừa đá bóng vừa thổi còi”

Khi hợp nhất, tỉnh giải quyết mối quan hệ giữa 2 vai Đảng và chính quyền ra sao để tránh tình trạng "vừa đá bóng vừa thồi còi", nhầm vai hay lạm quyền?

Ban Tổ chức - Nội vụ, Cơ quan UB Kiểm tra - Thanh tra là cơ quan tham mưu của cấp uỷ, đồng thời là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, tương đồng về chức năng nhiệm vụ không có gì vướng.

Bên nhà nước khi trực tiếp tham mưu cho tổ chức bộ máy, công tác cán bộ thì vẫn trình qua Ban Thường vụ tỉnh uỷ mới quyết định được.

Hiện Bộ Chính trị đã quyết định quản lý biên chế trong toàn hệ thống chính trị là do Bộ Chính trị và Ban thường vụ các cấp uỷ quản lý. Cho nên trong công tác tuyển dụng, quản lý cán bộ công chức hiện nay là thống nhất.

Trong quy chế làm việc sẽ có ít thay đổi, Ban Tổ chức - Nội vụ sẽ là cơ quan thực hiện các quy trình. Sau này thực hiện quy trình song lấy ý kiến Ban cán sự Đảng UBND tỉnh chứ không phải Ban cán sự Đảng UBND tỉnh trình về Ban Thường vụ như trước nữa. Như vậy là giảm đi một khâu trung gian.

Trong mối quan hệ công việc giữa tổ chức và nội vụ không có gì “vừa đá bóng vừa thổi còi” mà còn phát huy vai trò tham mưu rất tốt, kịp thời và xuyên suốt.


Trong quý 4, Hà Giang sẽ tiếp tục triển khai xây dựng đề án văn phòng cấp uỷ phục vụ chung để thực hiện từ đầu năm 2019. Đồng thời xây dựng các đề án về sáp nhập Sở GTVT với Sở Xây dựng; Sở TT&TT với Sở KH&CN…

Cấp huyện trong quý này sẽ thành lập Văn phòng phục vụ chung thí điểm ở huyện Vị Xuyên và hợp nhất cơ quan Kiểm tra - Thanh tra; Tổ chức - Nội vụ tại 3 huyện: Quản Bạ, Bắc Quang và Quang Bình.

Hà Giang đi đầu hợp nhất Ban Tổ chức Tỉnh ủy với Sở Nội vụ

Hà Giang đi đầu hợp nhất Ban Tổ chức Tỉnh ủy với Sở Nội vụ

Hà Giang hợp nhất Ban Tổ chức Tỉnh uỷ với Sở Nội vụ; UB Kiểm tra Tỉnh uỷ với Thanh tra tỉnh; Đảng bộ khối DN tỉnh với Đảng bộ khối cơ quan tỉnh.

Hợp nhất: 3 chánh văn phòng 1 ghế chọn ai?

Hợp nhất: 3 chánh văn phòng 1 ghế chọn ai?

Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng việc chọn 1 chánh văn phòng làm được cả 3 việc của 3 văn phòng, có vai trò thủ trưởng không phải dễ.

10 năm hợp nhất: Hà Nội sắp xếp ‘ghế’ cán bộ như thế nào?

10 năm hợp nhất: Hà Nội sắp xếp ‘ghế’ cán bộ như thế nào?

Sau hợp nhất, số lượng cán bộ công chức của Hà Nội lên đến hơn 100 ngàn người. Chất lượng trình độ cán bộ không đồng đều.

Chống ‘chạy ghế’ trước khi sáp nhập bằng cách nào?

Chống ‘chạy ghế’ trước khi sáp nhập bằng cách nào?

Câu chuyện sáp nhập huyện xã, sở ngành được báo chí đặt ra tại họp báo thường kỳ của Bộ Nội vụ.

Sáp nhập huyện, xã: Chưa nhập đã 'chạy', người này người kia gọi điện

Sáp nhập huyện, xã: Chưa nhập đã 'chạy', người này người kia gọi điện

Mới làm đề án sáp nhập huyện, xã mà ở dưới đã có hiện tượng người ta chạy rồi, người này người kia điện thoại, Bí thư Nghệ An nêu.


Thu Hằng