- Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan kể: “Các chuyên gia nước ngoài nói tiền lương của Việt Nam quá thấp nhưng phụ cấp nhiều, thành ra công chức có sống nhờ vào lương đâu, phần phụ trở thành phần chính”.

Trao đổi bên lề hội thảo Cải cách chính sách tiền lương, kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam do Ban chỉ đạo TƯ về cải cách tiền lương, BHXH và ưu đãi người có công tổ chức sáng nay, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng tệ quan liêu, nhũng nhiễu lâu ngày không bị trừng trị nên trở thành lợi ích lớn và không dễ từ bỏ trong bộ máy.

{keywords}
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan

“Tệ nạn tham nhũng phổ biến khiến lương thấp nhưng công chức vẫn sống khỏe và không thực sự có động lực muốn cải cách hệ thống tiền lương”, bà Lan nhấn mạnh. 

Kinh tế càng khó khăn càng cần cải cách

Việc cải cách tiền lương được bàn từ khá lâu nhưng vẫn chưa thực hiện được, nhiều ý kiến cho rằng do kinh tế của ta còn khó khăn nên không thể cải cách tiền lương?

Kinh tế càng khó khăn càng cần cải cách. Tại sao khó khăn? Vì bộ máy vận hành kém. Cả xã hội năng động như vậy, DN năng động như vậy, biết bao nguồn vốn đầu tư mà đất nước không phát triển được như mong muốn thì cái đó là bất ổn, là do hệ điều hành chứ không phải tại xã hội.

Chính vì bộ máy không cải cách được nên kinh tế còn nhiều hạn chế như hiện nay. Nếu nhìn vào những khu vực kém hiệu quả nhất thì là khu vực nhà nước như đầu tư công, chi tiêu công, hệ thống ngân hàng có sự can thiệp của nhà nước.

Nghĩa là không thể đổ lỗi cho việc không có nguồn để cải cách tiền lương?

Đúng vậy. Hiện nay nguồn đổ vào cho tiền lương đã quá lớn. Tất cả con số QH đưa ra đã nói rõ điều này. Thu ngân sách cao nhưng gần 70% dành cho chi thường xuyên, trong đó một nửa cho tiền lương. Tính ra lương trong toàn bộ ngân sách là rất cao.

Nhưng vì tiền lương đó chia ra cho bộ máy quá lớn, cuối cùng thu nhập mỗi người từ lương rất nhỏ. Trong khi đó có quá nhiều thất thoát, lãng phí trong chi thường xuyên khác nữa. Các chuyên gia nước ngoài nói tiền lương danh nghĩa của Việt Nam quá thấp nhưng phụ cấp quá nhiều, thành ra công chức có sống nhờ vào lương đâu, phần phụ trở thành phần chính.

Vì vậy rất cần tiền lương hoá tất cả phụ cấp dành cho cán bộ, công viên chức hiện nay để làm rõ tiền lương thực chất là bao nhiêu. 

Người sáng cắp ô đi, tối cắp về không muốn cải cách

Có ý kiến cho rằng muốn cải cách tiền lương phải gắn liền với cải cách bộ máy. Tuy nhiên việc này sẽ động chạm nhiều đến tâm tư của cán bộ công chức và làm cho bộ máy thiếu ổn định. Bà suy nghĩ gì về ý kiến này?

Đừng nghĩ cứ giữ nguyên bộ máy là có sự ổn định mà bộ máy kém cỏi không hiệu quả thì mới làm mất ổn định của hệ thống. Không nên vì sợ tâm tư của một số cán bộ mà quên đi tâm tư của 90 triệu dân còn lại. Tâm tư của đa số người dân quan trọng hơn nhiều chứ.

Tâm tư của người dân, DN, nhà đầu tư nước ngoài đều trông đợi sự cải cách thì chúng ta phải đáp ứng sự trông đợi đó, vì họ mới là nguồn lực cho sự phát triển của đất nước. Không thể vì một số nhỏ trong bộ máy mà ngần ngại đụng đến họ để rồi không thực hiện cải cách. Khi bộ máy hoạt động có hiệu quả cao hơn thì nhà nước vận hành tốt hơn.

Đâu là rào cản lớn nhất trong cải cách tiền lương?

Vấn đề lớn nhất của cải cách tiền lương là quyết tâm chính trị. Sở dĩ quyết quyết tâm chính trị của lãnh đạo cao nhưng thực hiện vẫn khó là vì lực cản từ trong bộ máy nhà nước. Những người giỏi mong muốn cải cách, thay đổi để họ hưởng lương xứng đáng hơn. Những người  sáng cắp ô đi, tối cắp về, như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói khi còn là Phó Thủ tướng, là 30%. 30% đó mới là lực lượng không muốn cải cách.

Hơn nữa, cách tuyển dụng của chúng ta theo kiểu nhất tiền tệ, nhì hậu duệ, ba quan hệ thì không có được người giỏi, thực tâm vào nhà nước làm việc. Họ vào đấy là vì những động lực khác, họ đầu tư mua 1 ghế trong nhà nước để rồi có cách nào đó nhũng nhiễu hoặc có kênh nào đó để thu hồi lại vốn. Lực lượng đó đông như vậy thì không thể cải cách được.

Vậy theo bà, nên giải bài toán lương - tiền - bộ máy thế nào?

Bộ máy như thế này thì không thúc đẩy quyết tâm chính trị để cải cách tiền lương được.

Đề án cải cách tiền lương đã được đưa ra hội nghị TƯ 7 khoá 11, cách đây 1 nhiệm kỳ nhưng nay chưa làm, chúng ta đã bỏ phí 5 năm. Cho nên cần thực hiện ngay từ nay đến 2020 để có bộ máy sẵn sàng bước vào thập niên thứ 3 của thế kỷ này, nếu không chúng ta sẽ quá muộn trong phát triển nhiều thứ.

Hội nhập quốc tế hăng hái bao nhiêu, ký kết bao nhiêu sẽ không thực hiện được với bộ máy trì trệ như thế này. DN không phát triển được, tinh thần khởi nghiệp sẽ không thể vượt lên nếu vướng ngược, vướng xuôi từ bao nhiêu cản trở của bộ máy nhà nước. Bao nhiêu chính sách hay của nhà nước cũng không thực thi được nếu người thực thi chính sách cứ muốn trước hết có lợi cho mình.

Tất cả những điều này phải thay đổi, nếu không, sẽ không đưa đất nước đi lên được và chính bộ máy này có tội với tương lai của đất nước.

'Công chức kêu lương thấp nhưng bụng thì to'

'Công chức kêu lương thấp nhưng bụng thì to'

'Thu nhập ngoài lương ngày càng cao. Một bộ phận cán bộ trở nên giàu có, không biết và không quan tâm nhiều đến lương'.

Cải cách bộ máy: Mấy chục năm vẫn loay hoay

Cải cách bộ máy: Mấy chục năm vẫn loay hoay

Mấy chục năm qua, chúng ta vẫn loay hoay với sắp xếp tổ chức bộ máy, nhập bộ này, tách bộ kia, bao nhiêu bộ là vừa.

Người quyết cải cách lại không sống bằng lương

Người quyết cải cách lại không sống bằng lương

Viện trưởng Viện Kinh tế Trần Đình Thiên nhận xét: Những người có quyền quyết định cải cách triệt để chế độ tiền lương thì lại không sống bằng lương. Nên mới chỉ có những đợt cải tiến tiền lương chứ chưa có những cải cách thiết thân, sát sườn.

Không sống bằng lương, công chức phất lên nhờ "lậu"

Không sống bằng lương, công chức phất lên nhờ "lậu"

Quà biếu, thu nhập từ cơ chế xin - cho, cơ chế ăn chia... Thu nhập không chính đáng của nhiều công chức biến hóa khôn lường, không thể thống kê, kiểm soát.

Lương, tiền, bộ máy...vòng luẩn quẩn gỡ được không?

Lương, tiền, bộ máy...vòng luẩn quẩn gỡ được không?

Cải cách lương, nhưng tiền đâu, mà bộ máy lớn thế này thì phải thu nhỏ lại đã, cán bộ, công chức đông thế này thì phải giảm đã, nếu không thì tiền thuế của dân cũng không nuôi nổi…

Lương thấp chỉ tuyển được người yếu làm chính sách

Lương thấp chỉ tuyển được người yếu làm chính sách

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng biên chế để làm chính sách ở các bộ đang thiếu.

Thu Hằng