- Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan lưu ý nếu cơ chế đào tạo, tuyển dụng công chức như hiện nay thì có mô tả vị trí việc làm cũng vô ích.

Tại hội nghị sáng nay do Bộ Nội vụ tổ chức về kết quả dự án hỗ trợ cải cách chế độ công vụ, công chức VN giai đoạn 2015-2017, nguyên Phó Thủ tướng kể trường hợp học trường giao thông ra đi làm ở một bộ về khoa học.

{keywords}
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết, đề án của Bộ xác định một số nhóm nội dung chính cải cách chế độ công vụ.

Thứ nhất, xác định khung vị trí việc làm và xây dựng bản mô tả vị trí việc làm theo tiêu chuẩn chức danh ngạch công chức, nghề nghiệp viên chức chuyên ngành.

Thứ 2, hoàn thiện hệ thống chức danh, tiêu chuẩn (khung năng lực) theo ngạch, chức danh nghề nghiệp và vị trí lãnh đạo, quản lý. Cùng với đó là đổi mới thi tuyển, cách tuyển chọn lãnh đạo quản lý.

Thứ 3, hỗ trợ xây dựng và ban hành quy trình đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, kết quả làm việc.

Bà Lê Minh Hương, Phó vụ trưởng Vụ Công chức viên chức, Bộ Nội vụ cho biết, dự án này được khởi động từ năm 2015 với tổng nguồn vốn 1,25 triệu USD (chủ yếu là vốn ODA viện trợ không hoàn lại).

Đến nay, dự án đã hỗ trợ phân tích và xây dựng bản mô tả vị trí việc làm tại Bộ TN&MT, tỉnh Quảng Ninh, Quảng Trị, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Dự án đã khảo sát tại 8 bộ, 10 tỉnh thành để tìm hiểu hệ thống chức danh tiêu chuẩn hiện tại và đưa ra một số đề xuất để làm cơ sở cho việc quy hoạch, tuyển chọn, bồi dưỡng, đánh giá và tạo nguồn lãnh đạo, quản lý.

Nguyên tắc thực tài

Ông Đào Việt Dũng, chuyên gia cải cách công ADB đưa ra nguyên tắc thực tài để áp dụng trong tuyển dụng, bổ nhiệm. Đó là đánh giá đúng về năng lực và giá trị tạo ra ứng viên cho vị trí cụ thể, tức là đúng người đúng việc.

Ông Dũng cũng lưu ý tình trạng phi thực tài, tuyển dụng dựa trên mối quan hệ hậu duệ, bằng hữu, thậm chí tiêu cực hơn là qua hình thức mua quan, bán chức.

Vì vậy ông cho rằng, việc mô tả công việc và năng lực giúp làm rõ trách nhiệm thực hiện, là thông tin cơ bản cho các khâu của hệ thống quản lý nhân sự, từ đó tìm ra và phát triển đội ngũ công chức chất lượng, hiệu quả.

Theo nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, mô tả công việc đã được làm từ những năm 1980 theo mô hình CHDC Đức.

Ông phân tích lại các nguyên nhân dẫn đến thất bại của việc mô tả vị trí việc làm trước đây. Ông nhấn mạnh đến nguyên nhân thiếu quyết tâm chính trị, các bộ ngành thờ ơ, trên không có chỉ đạo, luật pháp không có nên thất bại.

“Việc mô tả công việc là quan trọng nhưng chỉ là một bộ phận của toàn bộ cải cách chế độ công vụ, công chức. Vì vậy nếu để đơn độc một mình nó sẽ không thay đổi được”, ông Vũ Khoan lưu ý.

Đồng thời ông cũng cảnh báo, nếu cơ chế đào tạo công chức, cơ chế tuyển dụng như hiện nay thì mô tả công việc sẽ không đi đến đâu, mô tả vị trí việc làm cũng vô ích.

“Tôi 'la cà' với các cơ quan giúp việc, hóa ra có một bộ làm công tác chính trị nhưng tuyển dụng công chức lại học trường Mỹ thuật công nghiệp. Hay có anh học trường giao thông đi làm ở một bộ về khoa học. Tôi rất ngạc nhiên và hỏi: Tại sao cháu lại về đây làm, cậu ấy chỉ mỉm cười”, ông kể lại.

Ông lưu ý cải cách chế độ công vụ, công chức phải làm đồng bộ, song song với thể chế.

Đánh giá về dự án của Bộ Nội vụ, ông cho rằng nội dung đã ổn rồi nhưng làm như thế nào thì cần sự linh hoạt, mềm dẻo và phải có có cơ sở pháp lý mới thực hiện được.

Bỏ tuyển dụng kiểu 'hậu duệ, tiền tệ, quan hệ'

Bỏ tuyển dụng kiểu 'hậu duệ, tiền tệ, quan hệ'

Thay cho lề thói tuyển dụng, đề bạt cán bộ "hậu duệ, tiền tệ, cùng hệ, quan hệ", nên thực hiện quy trình tiêu chuẩn "trí tuệ, hợp lệ, không quan hệ và không tiền tệ".

Tẩu tán nhân sự

Tẩu tán nhân sự

Trong lịch sử tư pháp của nước ta, có lẽ đây là lần đầu tiên người ta nghe đến cụm từ “tẩu tán nhân sự”.

Cả họ làm quan: Mọi thứ cứ mờ mờ, ảo ảo

Cả họ làm quan: Mọi thứ cứ mờ mờ, ảo ảo

Những chuyện kiểu vậy, khối người biết, nhưng chẳng ai lên tiếng, chỉ đến khi báo đăng mới bung ra, mới bình luận, phản hồi này nọ. Và bung ra như vậy mới giật mình nghĩ lại.

Cả họ làm quan: Lỗ thủng ở đâu?

Cả họ làm quan: Lỗ thủng ở đâu?

Với quy trình, tiêu chuẩn, quy hoạch chặt chẽ, làm sao có kẽ hở, chứ đừng nói là lỗ thủng trong công tác cán bộ, làm sao đưa con cái lên làm quan?

Thứ trưởng Nội vụ: Tuyển công chức sức ép gửi gắm rất lớn

Thứ trưởng Nội vụ: Tuyển công chức sức ép gửi gắm rất lớn

“Khi các cơ quan nhà nước tổ chức thi tuyển công chức hay có chuyện nhờ vả, gửi gắm nên người tổ chức thi thường phải chịu sức ép rất lớn”.

Thu Hằng